Học công nghệ thông tin, ra trường chắc chắn có việc làm?

Học công nghệ thông tin, ra trường chắc chắn có việc làm?

Học Công nghệ thông tin (CNTT) ra trường sẽ làm gì? Có một số ngành học sẽ “hot” trong một thời gian nhất định, nhưng ngành CNTT vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt hơn thập kỉ qua, vì sao?

Kỳ thi THPT Quốc gia đang đến rất gần, đây cũng là lúc các bạn học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng nhất khi vừa ôn tập, vừa trăn trở những định hướng cho nghề nghiệp bản thân. Ngày càng có rất nhiều ngành nghề cho học sinh lựa chọn, điều này cũng đồng nghĩa rằng để chọn được ngành nghề phù hợp và có tiềm năng trong tương lai, học sinh sẽ phải khá “đau đầu”.

Để giúp các bạn định hướng và hình dung được cụ thể hơn về ngành nghề mình dự định theo đuổi khi học chuyên nghiệp, những thông tin từ các chuyên gia, thầy giáo, cán bộ tư vấn tuyển sinh… của các trường Đại học, cao đằng, trung cấp uy tín sẽ giúp cho các bạn học sinh và phụ huynh trả lời được những câu hỏi, thắc mắc. Đây cũng là những thông tin hữu ích đối với các bạn đang đứng trước kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

Ngành CNTT là gì? 

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói nôm na, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

sức hút của ngành công nghệ thông tin_giaoducnghe

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Đây đều là những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân dụng nhân lực cao.

Khi theo ngành này thì sinh viên sẽ được học những gì?

Tùy từng bậc học và chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học những giáo trình khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản các bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản sau:

– Kiến thức căn bản về ngành CNTT

– Quy trình phát triển phần cứng, phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì, quản lý cũng như các ứng dụng CNTT theo xu hướng thế giới)

Ngành CNTT phục vụ cho những nghề nghiệp nào? Hay học xong CNTT có thể làm những nghề gì?

Đối với ngành công nghệ thông tin, sinh viên ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng và hệ thống, chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính, chuyên viên quản lý và bảo mật máy chủ và mạng, chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thông thông tin đảm bảo an toàn….

Những tố chất cần thiết của sinh viên để theo học ngành CNTT?

Trước hết đó là sự đam mê và niềm yêu thích đối với công nghệ.

Các bạn giỏi về các môn khoa học tự nhiên, có tư duy logic, thích tìm tòi sáng tạo, làm nên cái mới sẽ là ứng viên phù hợp với ngành học này

Các bạn trẻ nên có vốn ngoại ngữ nhất định sẽ có lợi hơn khi theo học ngành này

học công nghệ thông tin tại Hà Nội_giaoducnghe

Có một số ngành học sẽ “hot” trong một thời gian nhất định, nhưng ngành CNTT vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt hơn thập kỉ qua, vì sao?

Điều khiến CNTT chưa bao giờ giảm nhiệt vì ngành này đang là xu hướng phát triển của tương lai. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cần công nghệ và những sản phẩm công nghệ cao. Dù là lĩnh vực nào đi nữa, dù là ngân hàng, hay hàng không, viễn thông, an ninh quốc phòng, tiêu dùng, giải trí… tất cả đều cần đến các ứng dụng CNTT. Có thể nói CNTT chính là hạ tầng của mọi hạ tầng.

Chính vì thế, nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ vẫn tiếp tục tăng cao. Theo định hướng quy hoạch quốc gia đến năm 2020 Việt Nam cần khoảng 1.000.000 lao động thuộc lĩnh vực này. Những điều đó lý giải vì sao CNTT vẫn luôn hot.

Vậy có thể nói, hễ cứ học CNTT là ra trường có việc làm?

Đúng là nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT là rất lớn. Hầu hết các sinh viên ra trường đều có được việc làm. Tuy nhiên, theo những cuộc trò chuyện của tôi với các doanh nghiệp, các ứng viên mà họ lựa chọn bên cạnh kiến thức chuyên môn, cần phải giỏi ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Vì trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập như hiện nay, hai tiêu chí này vô cùng quan trọng, giúp các cử nhân CNTT nắm bắt được cơ hội, dễ dàng thích nghi và toả sáng hơn.

Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ 2/3 số trường đào tạo về CNTT đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Và để giải quyết bài toán này, các trường đào tạo vẫn đang “bắt tay” với các doanh nghiệp để đưa ra những bộ giáo trình giảng dạy sát với thực tế nhu cầu lao động. Bên cạnh đó, nhiều trường vẫn luôn cập nhật các giáo trình từ nước ngoài để đảm bảo lượng kiến thức giảng dạy chất lượng và xu hướng thế giới.

lớp học công nghệ thông tin_giaoducnghe

Những năm gần đây ngành công nghệ thông tin luôn phát triển với tốc độ cao (năm 2013 tăng 55,3% so với năm 2012) khiến cho nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng cao.

CNTT trong vài năm tới sẽ vẫn là một ngành “hot”. Theo Sách trắng CNTT Việt Nam 2014, ước tính đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng một triệu lao động ngành CNTT, nhưng hiện tổng số nhân lực làm việc trong ngành này mới đạt hơn 440.000 người, trong đó kỹ thuật Phần mềm là ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất trong khối ngành CNTT.

Còn theo báo cáo HR Insider 6 tháng đầu năm 2015 của Vietnamworks cho thấy ngành công nghệ thông tin (CNTT) là ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất với 1.200 việc làm tăng thêm so với cùng kỳ năm 2014.

Trong tương lai, nhu cầu nhân lực về CNTT là rất lớn. Do đó, theo học ngành này, các bạn trẻ không quá áp lực chuyện xin việc làm sau khi ra trường. Và nếu chọn được ngôi trường phù hợp, có được một việc làm mơ ước sau khi ra trường không phải là ước mơ xa vời.

Tổng hợp

Share

Trả lời