Những lưu ý đầu bếp cần biết để bảo quản thực phẩm đúng cách

Những lưu ý đầu bếp cần biết để bảo quản thực phẩm đúng cách

Làm thế nào để bảo quản thực phẩm đúng cách, an toàn và tươi ngon là quan tâm hàng đầu của các địa điểm phục vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn, nhất là các đầu bếp – người trực tiếp chế biến và hoàn thiện món ăn. Vậy giải pháp hiệu quả nhất trong bảo quản thực phẩm là gì? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để Học món Việt giúp bạn giải đáp…

Tại sao phải bảo quản thực phẩm đúng cách?

Bảo quản thực phẩm đúng cách không chỉ giúp nhà hàng, khách sạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn trong việc thu mua thực phẩm mới mà còn luôn đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm để mang lại chất lượng tốt nhất của món ăn, giúp đầu bếp thuận lợi trong quá trình chế biến

Vậy bảo quản thực phẩm như thế nào là đúng cách?

Bảo quản trong tủ lạnh

Tủ lạnh là sự lựa chọn phổ biến và tiện lợi nhất khi cần bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm đều được bảo quản trong tủ lạnh. Dưới đây là một số lưu ý đầu bếp cần biết để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách mà bạn có thể tham khảo:

bảo quản thực phẩm_giaoducnghe

Các loại thịt, trứng, hải sản chế biến, thức ăn thừa,… là những thực phẩm bắt buộc phải bảo quản trong tủ lạnh

  • Luôn chắc chắn rằng tủ lạnh đang ở nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm. Thông thường, tủ lạnh hoạt động tốt nhất khi được đặt tại nhiệt độ <= 40C.
  • Các loại thịt, hải sản chế biến, thức ăn thừa cần được làm sạch và cho vào hộp hay túi ni lông kín hơi rồi để trong tủ lạnh càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay sau khi mua về.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa nên được để tại cánh cửa tủ phía dưới (có nhiệt độ thấp hơn); còn bơ, phô mát mềm thì nên đặt ở cánh cửa tủ bên trên (những thực phẩm này không không cần bảo quản quá lạnh)
  • Trứng nên được bảo quản tại ngăn giữa tủ lạnh, nơi có nhiệt độ thấp khoảng từ 0,6 – 2,20C. Một cách bảo quản nữa là bạn có thể để trứng vào hộp cotton chuyên dụng rồi đặt ở các ngăn trong tủ lạnh
  • Rau và trái cây cần ít độ ẩm và không cần quá lạnh, vì vậy có thể được bảo quản ở ngăn dưới cùng. Tuy nhiên, nên lưu ý cho rau và trái cây vào trong bao bì hoặc túi nhựa rồi mới cho vào tủ lạnh bảo quản.
  • Thức ăn dự trữ chỉ nên để trong tủ lạnh trong vòng 3 – 5 ngày. Trường hợp chưa có ý định ăn trong khoảng thời gian này, bạn nên cho chúng vào ngăn đá để bảo quản được lâu hơn
  • Không cần thiết phải chờ thức ăn nóng nguội bớt đi rồi mới cho vào tủ lạnh mà có thể cho thẳng vào ngăn lạnh hoặc ngăn đá, nhiệt độ đá lạnh tạo ra sẽ nhanh chóng làm mát thực phẩm.
  • Phân chia thức ăn thành từng túi/ hộp nhỏ giúp thức ăn được làm mát nhanh hơn, giúp bảo quản được lâu hơn, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong thức ăn
  • Không nên để quá nhiều thực phẩm vào trong tủ lạnh sẽ làm cho tủ lạnh bị quá tải dẫn đến các khối không khí khó lưu thông, làm chậm quá trình làm mát. Hãy sắp xếp chúng thật hợp lý, đồng thời để những thực phẩm mới vào phía trong, những thực phẩm cũ, mua từ trước ra bên ngoài để dùng dần,…
  • Không để thức ăn chín và thực phẩm sống lẫn lộn với nhau trong tủ lạnh vì có thể khiến chúng bị ám mùi lẫn nhau làm giảm chất lượng ban đầu

Bảo quản thực phẩm không cần đến tủ lạnh

Các thực phẩm như khoai tây, cà phê, hành tỏi, bánh mì, chuối, cà chua,… đều không nên bảo quản trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm chúng bị mất đi mùi thơm, làm giảm chất lượng và gây mùi ảnh hưởng đến các thực phẩm khác. bao quan thuc pham_giaoducnghe

Không phải tất cả các thực phẩm đều được bảo quản trong tủ lạnh, chẳng hạn như khoai tây, cà phê, hành tỏi, muối, cà chua,…

  • Hành tây, hành tím và tỏi nên được cho vào túi lưới và để ở môi trường khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời
  • Khoai tây nên được để ở môi trường tối nhưng không ẩm ướt, hoặc cho vào túi giấy có đục lỗ
  • Cà rốt nên bỏ lá để giữ củ được lâu hơn
  • Chuối nên tách riêng từng quả và dùng giấy bọc thực phẩm quấn kỹ từng cuốn một

Một số mẹo hữu ích khác

  • Tủ lạnh nên được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất
  • Ưu tiên bảo quản thịt gia cầm (gà, vịt..), cá sống, thịt sống (dùng để chế biến trong thời gian ngắn), các thức ăn đã được chế biến sẵn ở khu vực mát nhất (từ 0 – 20C) – Các sản phẩm cần bảo quản mát như sữa, món tráng miệng (sữa chua, chipmunks …), các sản phẩm cần rã đông hoặc pho mát tiệt trùng nên bảo quản trong khu vực trung gian (từ 4 – 8°C)
  • Rau sống bảo quản trong tủ lạnh thì không nên rửa vì như vậy sẽ khiến rau bị nát và nhanh hư hơn
  • Thoa đều một lớp dầu thực vật lên trứng trước khi làm lạnh sẽ giữ trứng tươi lâu thêm được 3 – 4 tuần.
  • Chanh nếu chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ thì có thể dùng que tăm chọc nhẹ vào quả rồi dùng tay bóp nước ra, sau đó lấy băng dính dán kín lỗ thủng lại sẽ giúp chanh lâu khô
  • Hoa quả tươi khi mua về nên được ngâm trong giấm sẽ giúp chúng không bị thâm, thối và loại bỏ thuốc trừ sâu
  • Úp ngọn dứa xuống dưới và cắt hết lá nếu chưa cần dùng ngay
  • Bọc cần tây và bông cải xanh vào trong lá kim loại sẽ bảo quản được khoảng 1 tháng
  • Nếu ngửi thấy mùi lạ, thực phẩm bị nhầy hoặc được lưu trữ trong tủ lạnh quá lâu thì nên bỏ đi

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các đầu bếp bảo quản thực phẩm được tươi ngon và đúng cách, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho quá trình chế biến món ăn phục vụ thực khách.

 

Share

Trả lời