1. Đối với các món xào, các bạn nên cho muối vào dầu, đợi khoảng 1 phút rồi mới cho thực phẩm vào xào. Cách làm này sẽ giúp chúng ta loại bỏ được phần lớn độc tố có trong muối.
2. Đối với các món luộc, bạn nên cho muối vào cùng nước luộc ngay từ đầu để các món rau, củ luộc có được màu xanh nuột nà hấp dẫn.
3. Tiêu dạng bột là loại hạt tiêu đã được phơi khô, sau đó đem rang chín rồi xay nhỏ. Theo Cooking, tiêu bột rất nhạy cảm với nhiệt và nhanh chóng mất tất cả các hương vị đặc trưng, vì thế, nếu muốn món ăn có mùi thơm, bạn nên rắc tiêu sau khi đã trình bày ra đĩa. Ngoài ra, rắc tiêu sau cùng cũng giúp món ăn trông hấp dẫn hơn.
4. Nhiều người tin rằng muối biển và muối iốt tốt hơn vì chúng chứa ít natri, nhưng điều này không đúng sự thật bởi tất cả các muối có chứa cùng một lượng natri.
5. Đối với người lớn, lượng muối tốt nhất bạn ăn là 2.300mg tương đương khoảng một muỗng cà phê. Điều này tương đối khó thực hiện, bởi không ai thực sự có thể kiểm tra lượng muối ăn của họ vì muối được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Lời khuyên cho bạn, tốt nhất không cho thêm muối vào thức ăn trong bữa ăn và tránh những thức ăn mặn như khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ mặn khác.
6. Đối với các món kho, bạn nên ướp đường vào thực phẩm cho ngấm và thắng đường với nước sôi trước khi kho. Bạn nên nhớ món ăn có đường rất dễ bị cháy khét, chính vì vậy bạn nên đun lửa nhỏ và không để món ăn bị khô cạn.
7. Cho muối vào chảo dầu có tác dụng chính là giúp dầu mỡ không bị bắn ra ngoài trong quá trình chiên rán. Lưu ý, dầu vừa bắt đầu sôi, rắc ngay một nhúm muối, đảm bảo phân bố đều khắp đáy chảo.
8. Cho muối vào nồi nước trước khi thả rau sẽ giúp rau được tiếp cận với nhiệt độ cao nhất có thể, nhờ thế thời gian luộc chín rau cũng ngắn hơn, giúp rau giữ được màu xanh và các vitamin.
9. Đối với các món ăn chiên bơ như ếch, gà, cá,… bạn chỉ cần chiên chín vàng đều thực phẩm rồi phết bơ lên khi thực phẩm vừa chế biến xong còn nóng hôi hổi, sức nóng từ thực phẩm sẽ làm bơ tan chảy và thấm đều, hòa quyện vào món ăn, làm cho món ăn dậy mùi thơm hấp dẫn.
10. Nếu bạn cho một nhúm muối vào vo gạo hoặc cho một vài hạt muối khi nấu cơm, cơm thường lâu thiu hơn so với việc không dùng muối, dù trong thời tiết nắng nóng mùa hè nhưng cơm vẫn không thiu sau một ngày nấu. Nhờ có tính chất kháng khuẩn, muối giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn.
11. Hầu hết các món ăn đều cần đến bột ngọt để tăng thêm vị ngon. Tuy nhiên khi được đun tới nhiệt độ cao, bột ngọt có thể gây độc hại cho người sử dụng. Do đó tốt nhất bạn nên nêm bột ngọt khi món ăn đã được chế biến gần xong và đã giảm bớt độ nóng.
12. Đối với các món canh, súp hay cháo, bạn nêm một ít nước mắm khi món ăn đã chín và tắt bếp ngay nếu không món ăn sẽ mất chất dinh dưỡng, có vị chua và mất ngon.
13. Tốt nhất, nên ướp thực phẩm với nước mắm trước khi chế biến dưới 30 phút, nếu bạn ướp lâu quá thực phẩm cũng rất dễ bị “ê” làm món ăn mất ngon. Trường hợp đối với các món ăn cần ướp thực phẩm lâu như món nướng, đút lò thì không nên ướp với nước mắm.
14. Theo AllRecipes, bạn có thể cho muối vào nồi canh, súp bất cứ lúc nào thì phản ứng hóa học của muối và nước canh đều không khác nhau. Nếu cho muối vào từ sớm, rau, thịt… sẽ ngấm mặn nhiều hơn, vị đậm đà hơn. Ngoài ra, trong quá trình đun nấu, nước canh cũng sẽ bị bay hơi phần nào nên kết quả là bạn sẽ có một nồi canh súp mặn hơn so với ban đầu. Vì vậy bạn cần lưu ý nêm nếm số lượng muối vừa phải sao cho vừa miệng. Còn nếu muốn rau thịt ngọt hơn, tiết kiệm gia vị hơn thì nên nêm muối muộn hơn – trước khi tắt bếp.
Theo Bestie