Quản lý nhà hàng là người có vai trò đảm bảo hoạt động của toàn bộ nhà hàng được diễn ra hiệu quả và đúng quy trình nhất. Công việc của họ là quản lý tất cả các nhân viên, từ đầu bếp, phụ bếp, lễ tân, nhân viên phục vụ, thu ngân, bartenders, cho đến kế toán, tạp vụ.
Đây là công việc phải đảm đường trách nhiệm rất lớn , chính vì vậy yêu cầu người chịu trách nhiệm phải có trình độ chuyên môn nhất định, cùng những kĩ năng và kinh nghiệm thích hợp. Khi nộp đơn ứng tuyển cho vị trí công việc này, các ứng viên cần phải đề cập đến tất cả các khía cạnh trong bản tóm tắt khả năng quản lý nhà hàng của họ.
Công việc của người quản lý nhà hàng là gì?
Đây là một số những nhiệm vụ của một quản lý nhà hàng, tùy theo mỗi loại nhà hàng mà người quản lỹ cần có đảm bảo những yêu cầu cần thiết khác nhau. Tuy nhiên, một số những công việc chung mà tất cả các quản lý nhà hàng đều phải chịu trách nhiệm như:
- Quản lý toàn bộ nhân viên của nhà hàng, điều phối và sắp xếp công việc cho từng bộ phận.
- Phân tích và lập kế hoạch quảng bá, tổ chức các sự kiện Marketing và kế hoạch quảng cáo phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhà hàng ngày càng phát triển
- Lập báo cáo chi tiết theo ngày, tháng, quý, năm về tình hình kinh doanh, nhân viên nhà hàng và doanh thu.
- Lập ngân sách cho bộ phận Sales, mua hàng và phát triển nhân sự.
- Thiết lập các lịch trình điều phối và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng.
- Tiếp nhận và giải quyết phàn nàn từ khách hàng về chất lượng dịch vụ và các món ăn được phục vụ tại nhà hàng.
- Gặp gỡ, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Thu nhận và bố trí các đơn đặt bàn từ trước.
- Tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.
- Duy trì và đảm bảo các tiêu chí về sức khỏe cũng như an toàn thực phẩm đối với các món ăn của nhà hàng.
Những kỹ năng và yếu tố cần thiết để trở thành Quản lý nhà hàng
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng hoàn toàn phu thuộc vào sự hiệu quả của khâu quản lý, chính vì vậy người chịu trách nhiệm cần phải có những kỹ năng và phẩm chất đặc biệt để hoàn thành tốt được nhiệm vụ. Dưới đây là những kỹ năng và yêu cầu thiết yếu của một quản lý nhà hàng.
- Tính “đa năng”, hiểu biết sâu về cách thức hoạt động của cả nhà hàng và mỗi bộ phân đồng thời điều phối tất cả nhân sự làm việc tại nhà hàng.
- Sáng tạo, có những ý tưởng mới mẻ để giới thiệu nhà hàng và làm tăng doanh thu.
- Kĩ năng giao tiếp khéo léo, thành thạo, có vốn hiểu biết xã hội để có thể đàm phán cùng với khách hàng.
- Linh hoạt trong xử lý tình huống. Có khả năng sắp xếp và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thời gian ngắn.
- Có cái nhìn tổng quát về thị trường, biết được điểm mạnh, điểm yếu của nhà hàng và các đối thủ cạnh tranh.
- Kỹ năng tuyển dụng, đào tạo nhân sự và thúc đẩy năng suất làm việc.
- Khả năng theo dõi và phân tích tình hình kinh doanh, thiết lập báo cáo theo thời gian quy định.
Bài viết đã cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về nghề quản lý nhà hàng, những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể. Quản lý nhà hàng được coi là một nghề rất thú vị, nhiều cơ hội phát triển và có được thu nhập cao so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thiếu những thách thức cũng như khó khăn mà đòi hỏi người làm phải thực sự có khả năng và tâm huyết mới có thể vượt qua để hoàn thành công việc.
Theo Hoteljob