Sau khi biết điểm chuẩn thi lớp 10 học sinh cần làm gì tiếp theo? Đây là điều mà nhiều em học sinh và phụ huynh quan tâm trong thời điểm này. Để giúp các thí sinh nắm rõ được những việc cần làm tiếp theo, dưới đây là những việc các thí sinh cần làm sau khi biết chính xác điểm thi và điểm chuẩn sau khi thi tuyển sinh vào lớp 10 của mình.
1. Nộp đơn phúc khảo nếu thấy kết quả thi chưa thỏa đáng
Nếu cảm thấy kết quả thi chưa thỏa đáng so với bài đã làm thì các thí sinh có quyền phúc khảo bài thi. Theo quy định của Sở GD&ĐT, thí sinh nộp phiếu đăng ký phúc khảo bài thi tại trường phổ thông nơi nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển (các trường THCS đã học lớp 9) trong vòng 3 ngày – 10 ngày sau khi công bố kết quả điểm bài thi.
Tùy từng trường sẽ có thời gian phúc khảo khác nhau, bạn theo dõi thông tin phúc khảo tại trường đăng ký dự tuyển.
2. Xác nhận nhập học
Đối với một số trường hiện nay yêu cầu thí sinh phải xác nhận nhập học thông qua sổ liên lạc điện tử. Sau khi có kết quả thi, thí sinh lưu ý phải có thao tác xác nhận nhập học trong thời gian quy định. Quá thời gian quy định tài khoản sổ liên lạc điện tử của học sinh sẽ được hệ thống tự động khoá chức năng nhập học.
Thí sinh có thể lựa chọn hình thức xác nhận nhập học trực tuyến hoặc trực tiếp. Hình thức trực tuyến, học sinh đăng nhập tài khoản sổ liên lạc điện tử để xác nhận nhập học. Nếu không xác nhận trực tuyến, học sinh có thể nộp bản sao phiếu báo kết qủa thi tại trường có nguyện vọng trúng tuyển để chắc chắn việc nhập học của mình
3. Nộp hồ sơ nhập học
Sau khi biết điểm chuẩn, thí sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học theo thời gian quy định của từng trường THPT. Sau thời gian quy đinh, thí sinh không nộp hồ sơ nhập học thì trường sẽ xóa tên trong danh sách trúng tuyển.
Hồ sơ nhập học bao gồm:
- Bản in giấy xác nhận nhập học vào lớp 10.
- Phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 hoặc Quyết định trúng tuyển diện tuyển thẳng năm học 2023-2024 (bản chính).
- Bản chính Học bạ THCS.
- Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ.
- Bằng tốt nghiệp THCS hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời.
- Bản photocopy hộ khẩu (phải có hộ khẩu gốc để đối chiếu). Trường hợp đang nhập hộ khẩu phải có giấy hẹn của công an Quận, huyện, thị xã cấp, xác nhận đang trong thời gian hoàn thành thủ tục.
- Các loại giấy tờ xác nhận hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
- Những học sinh học trước tuổi (sinh năm 2008) phải được Sở GD&ĐT duyệt cho phép học trước tuổi.
- Phiếu đăng ký học phân ban (theo mẫu của nhà trường).
Ngày nộp hồ sơ vào lớp 10 là ngày nào?
Mỗi tỉnh, mỗi thành phố, mỗi trường sẽ có thời gian nộp hồ sơ nhập học vào lớp 10 khác nhau. Do đó, các em học sinh và phụ huynh phải cập nhật thông tin tại trường muốn nhập học.
Học sinh phải nộp hồ sơ đúng thời gian quy định của nhà trường đưa ra. Nếu không nạp đúng hạn thì xem như thí sinh không đăng ký học tại trường và sẽ bị gạch tên trong danh sách trúng tuyển
Lưu ý: nhà trường không chịu trách nhiệm về việc học sinh không được nhập học.
4. Nếu không đỗ lớp 10, hãy chọn mô hình học tập mới
Với các thí sinh không đỗ vào lớp 10 không cần phải quá buồn hay lo lắng mà có thể theo học chương trình bổ túc văn hóa, trường dân lập hoặc học tập theo mô hình đạo tạo mới như mô hình 9+ đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng, khuyến khích từ năm 2020…
Tham khảo thêm: Chương trình 9+ hướng đi mới cho học sinh tốt nghiệp THCS
Các bậc phụ huynh có thể yên tâm cho con em mình theo một hướng mới, không không theo lối mòn, con đường học THPT sau khi học xong lớp 9 không còn là con đường học tập duy nhất của các em. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, học theo chương trình 9+ có rất nhiều ưu điểm, tiết kiệm được thời gian và chi phí học tập, hơn nữa, chương trình còn định hướng tốt về nghề nghiệp của các em trong tương lai.
Tham khảo thêm:
Học trung cấp nghề có bằng cấp 3 không?
Thông tin về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2021
Thông tin về trường Trung cấp đào tạo theo chương trình 9+
Với những thông tin trên, chắc chắn đã giúp các em nắm rõ được việc mình phải làm sau khi biết điểm chuẩn lớp 10 đúng không?
Tổng hợp