Bếp trưởng là một vị trí mà các đầu bếp chuyên nghiệp luôn luôn nhắm tới, vị bếp trưởng được ví như người chủ căn bếp, chính vì vậy, ai cũng mong muốn trở thành bếp trưởng. Không có gì đáng ngạc nhiên nữa khi ngày càng có nhiều bếp trưởng xuất hiện trên các show truyền hình thực tế và ra sách.
Mọi người thường có ấn tượng sai lầm về công việc của người bếp trưởng. Thực sự, công việc của họ không chỉ đơn giản là chế biến món ăn. Hãy cùng Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề tìm hiểu về kỹ năng cần có của một vị bếp trưởng.
Vì sao bạn muốn trở thành bếp trưởng?
Nếu ý muốn mở một nhà hàng kinh doanh là nguyên nhân chính lôi cuốn bạn vào nghề bếp, hãy nhớ là sẽ mất rất nhiều năm làm việc chăm chỉ để trở thành các bếp trưởng hàng đầu.
Rất nhiều người muốn trở thành đầu bếp vì niềm đam mê nấu ăn. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân đúng đắn nhất.
Người bếp trưởng cần đến các kỹ năng và tố chất nào?
Để trở thành bếp trưởng, bạn cần có các kỹ năng sau:
– Kỹ năng sáng tạo- nấu ăn mà không cần nhất nhất tuân theo các công thức- Kinh nghiệm và bằng cấp cũng không thể làm được điều này
– Kỹ năng quản lý- chịu trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ đầu bếp
– Kỹ năng cá nhân- khả năng tuyển dụng và tạo hứng thú làm việc cho nhân viên
– Kỹ năng tổ chức- lập các bảng phân công nhiệm vụ, giao hàng và lưu trữ thực phẩm
– Kỹ năng lập kế hoạch- lập kế hoạch thực đơn và đảm bảo các món ăn thích hợp cho mọi thời điểm
– Kỹ năng tài chính- có thể thương lượng giá cả và quản lý ngân sách
Các tố chất cá nhân cần thiết của người bếp trưởng như sau
– Động cơ
– Khả năng tưởng tượng
– Tự tin
– Kỹ năng giao tiếp tốt
Người bếp trưởng cũng cần phải:
– Chăm chỉ
– Ham thực hành
– Có phương pháp
– Đảm nhận nhiều nhiệm vụ
– Bình tĩnh trước mọi áp lực
Mặt tích cực của nghề đầu bếp
Người đầu bếp có thể được thưởng xứng đáng khi có nhiều khách hàng yêu thích các món ăn của họ. Tuy nhiên, để trở thành một người giỏi nghề, bạn phải học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi và quốc gia khác nhau. Chúng sẽ giúp bạn lĩnh hội các kỹ thuật và công thức món ăn mới cũng như gặp gỡ rất nhiều người.
Các cơ hội nghề nghiệp cũng rất đa dạng. Bạn có thể làm việc cho một người nổi tiếng, trên tàu du lịch, tại khách sạn, nhà hàng hay cửa hiệu riêng.
Mặc tiêu cực của nghề đầu bếp
Thời lượng làm việc của người bếp trưởng thường rất dài. 40 giờ /tuần là hoàn toàn bình thường đối với các đầu bếp nổi tiếng, thậm chí còn có thể nhiều hơn thế nữa. Ngoài ra, thời gian biểu cũng rất khác biệt- có thể là vào sáng sớm, đêm khuya, cuối tuần và cả ngày lễ.
Điều kiện làm việc cũng gây nhiều khó khăn như; phòng nấu ăn quá nóng, quá nhiều vật dụng, tai nạn khi chế biến thức ăn như : đứt tay, bỏng…
Bạn cũng nên suy nghĩ về những tác động của nghề này lên các mối quan hệ cá nhân . Bạn sẽ không có nhiều thời gian để gặp gỡ bạn bè và dĩ nhiên người bạn đời của bạn phải thực sự thông cảm.
Đi đến nhiều nơi khác nhau có thể là điều thú vị, tuy nhiên khi phải thay đổi công việc thường xuyên để học tập thêm kinh nghiệm, yêu cầu này trở thành áp lực đối với bạn.
Người đầu bếp phải bắt đầu như thế nào?
– Bạn hãy bắt đầu nghề đầu bếp với đam mê nấu ăn, nếu thật sự yêu thích nghề bếp, bạn chắc chắn sẽ nghiên cứu, sáng tạo và phát triển lên vị trí bếp trưởng. Hãy bắt đầu bằng việc quan sát người khác nấu ăn, có thể là cha mẹ, bạn bè, hãy đọc thêm sách nấu ăn và thực hành theo sách
– Hãy làm thêm ở vị trí phụ bếp của một nhà hàng để phát triển các kỹ năng nấu nướng
– Hãy thực hành thật nhiều tại nhà
– Và hãy tham gia một khóa học dạy nấu ăn uy tín chất lượng tại một trường trung cấp chuyên nghiệp. Trung tâm Học Món Việt là một trong những địa chỉ đào tạo nấu ăn chuyên nghiệp và bàn bản tại Hà Nội mà bạn có thể tham gia nộp hồ sơ theo học.
Khoá học tại trường sẽ giúp bạn nắm vững các nguyên tắc cơ bản về nấu ăn, kỹ thuật chế biến, yêu cầu vệ sinh thực phẩm và kỹ năng thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được cấp bằng hoặc chứng nhận hành nghề tùy từng khóa học. Do đó, bạn sẽ có đầy đủ kiến thức bài bản và kỹ năng để bước chân vào nghề này.
Tổng hợp