Trở thành một bếp trưởng có mức lương cao và thăng tiến đều đều là mong muốn của bất kỳ ai đang theo đuổi lĩnh vực Nghề Đầu Bếp. Tuy vậy, làm thế nào để đạt được thành công đó?
Không đơn giản chỉ là khả năng nấu ăn ngon, người bếp trưởng cần có những yếu tố về khả năng sáng tạo, giao tiếp, quản lý và sắp xếp công việc… Theo các bếp trưởng thành công, đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy bạn đang đi đúng hướng và có khả năng trở thành bếp trưởng.
Hãy cùng Giáo dục nghề tìm hiểu về một số kỹ năng cần có để có thể trở thành bếp trưởng trong tương lai
1. Khả năng sáng tạo không ngừng
Khả năng sáng tạo là yếu tố quyết định người đầu bếp sẽ thăng tiến nhanh hơn trong tương lai. Người bếp trưởng là người biết vận dụng những kiến thức cơ bản vào việc sáng tạo những cái mới, tìm ra hương vị khác biệt, thậm chí là cách trang trí độc đáo, tạo nên âm hưởng riêng của họ mà không thể nhầm lẫn với bất kỳ ai.
Vì vậy, khả năng sáng tạo không ngững trong công việc bếp, được các Chuyên gia đánh giá rất cao và là yếu tố không thể thiếu để trở thành một bếp trưởng.
2. Khả năng ghi nhớ và vận dụng
Khi trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp bạn phải luôn nắm được những kiến thức ẩm thực cơ bản; phương pháp chế biến món ăn; cách sơ chế, bảo quản chi tiết; cách kết hợp hương vị theo đặc trưng vùng miền, khu vực, thói quen, quốc gia… và dĩ nhiên họ phải luôn “nằm lòng” và ghi nhớ chúng để vận dụng vào việc chế biến món ăn sao cho hợp lý nhất.
Nhờ có kỹ năng ghi nhớ sẽ giúp Bếp trưởng thông thạo nhiều phương pháp chế biến cũng như kỹ năng cần thiết để vận dụng chúng vào công việc một cách linh hoạt nhất.
3. Lập kế hoạch hiệu quả
Công việc trong khu bếp sẽ tiến hành kịp thời và luôn suôn sẻ khi Bếp trưởng biết cách sắp xếp và lên kế hoạch hiệu quả.
Trong đó, họ phải phân chia được thời gian, lúc nào sơ chế, chế biến, khi nào nên bảo quản thực phẩm để đảm bảo món ăn luôn nóng hổi phục vụ thực khách ở mọi thời điểm mà vẫn giữ được hương vị ngon lành nhất.
4. Tổ chức và quản lý công việc
Giống như công việc lập kế hoạch hiệu quả, Bếp trưởng phải đảm đương được các nhiệm vụ như kiểm soát được khối lượng công việc để quản lý nhân viên cấp dưới, quản lý đơn hàng, nguyên vật liệu, thực đơn, sắp xếp và linh hoạt điều phối công việc. Có như vậy thì bộ máy làm việc trong khu bếp mới vận hành suôn sẻ được.
5. Quản lý tài chính
Vấn đề quản lý tài chính, chi tiêu là điều mà Bếp trưởng phải nắm chắc. Bởi đây là kỹ năng quan trọng giúp bạn kiểm soát chi tiêu, chi phí đầu ra đầu vào cho nhà hàng bạn làm việc. Quản lý tài chính hiệu quả giúp tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
6. Kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể
Mặc dù hầu hết thời gian chỉ làm việc trong phạm vi khu bếp nhưng Bếp trưởng vẫn luôn giao tiếp với tập thể có nhiều người, cho nên kỹ năng giao tiếp tốt hầu như được đòi hỏi như là yêu cầu bắt buộc. Chỉ làm việc trong khu bếp, mà không giao tiếp với ai là một sai lầm. Kỹ năng giao tiếp cho phép bạn tiếp xúc với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng.
Thêm vào đó, với đặc thù công việc, nghề Bếp cần sự khiêm tốn, không nên quá tự cao. Hòa đồng, nỗ lực học hỏi ở các đồng nghiệp và quản lý, bạn sẽ nhanh chóng tạo được uy tín cũng như dễ dàng phát triển công việc hơn.
Để làm việc và phát triển trong một tập thể, chỉ nấu ăn ngon không thôi thì chưa đủ, mà bạn còn phải cộng hưởng các kỹ năng trên lại với nhau nữa. Nghề Bếp luôn tồn tại theo sự phát triển của xã hội, do vậy bạn hãy là người Đầu bếp làm việc bằng tất cả niềm say mê, hứng thú và làm nên chuyện từ những điều nhỏ bé nhất.
Bạn có thể tham khảo các khóa học đầu bếp Việt để rèn luyện thêm những tay nghề và cả những kỹ năng cần thiết để có thể phát triển lên vị trí bếp trưởng trong tương lai.
Tổng hợp