Nghề bếp đang được xem là nghề hot hiện nay khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng. Những đầu bếp giỏi chuyên môn, vững tay nghề luôn được các nhà hàng, khách sạn “mời chào” với mức lương cao và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Những cơ hội này sẽ càng rộng mở nếu bạn là một đầu bếp giỏi và tận tâm với nghề.
Hầu hết các đầu bếp thành công đều cho rằng, đạo đức nghề nghiệp và thái độ làm việc là tất cả những gì bạn cần để có thể “sống” được với nghề bếp. Nấu ăn không đơn giản chỉ là tạo ra món ăn ngon mà đó còn là đạo sống của con người. Chỉ có khả năng sáng tạo và năng khiếu là chưa đủ, thái độ làm nghề nghiêm túc mới có thể đưa bạn đi xa hơn trên con đường sự nghiệp. Đó chính là những tố chất quan trọng của người đầu bếp. Ngoài các kỹ năng chế biến món ăn thiết yếu, những kỹ năng mềm và điều kiện dưới đây sẽ giúp bạn trở thành một đầu bếp thực thụ, giỏi nghề để có thể tự tin trước các nhà tuyển dụng lớn hiện nay và chạm tay tới thành công sớm hơn.
Kỹ năng ghi nhớ và vận dụng
Một đầu bếp giỏi và làm việc phải luôn nắm được những kiến thức ẩm thực cơ bản; các phương pháp chế biến món ăn; cách sơ chế, bảo quản nguyên liệu; cách kết hợp hương vị theo đặc trưng vùng miền, khu vực, thói quen, quốc gia… để vận dụng vào việc chế biến món ăn sao cho hợp lý nhất. Vậy nên, kỹ năng ghi nhớ càng tốt sẽ giúp người đầu bếp làm việc thuận lợi, linh hoạt hơn.
Kỹ năng tổ chức và quản lý công việc
Đầu bếp giỏi phải đảm bảo cho mọi hoạt động của khu vực bếp vận hành suôn sẻ
Để có thể nắm giữ các vị trí quan trọng trong gian bếp, người đầu bếp cần có khả năng đảm đương các nhiệm vụ như: kiểm soát được khối lượng công việc để quản lý nhân viên cấp dưới, quản lý đơn hàng, nguyên vật liệu, thực đơn, sắp xếp và linh hoạt điều phối công việc… đảm bảo cho mọi hoạt động của khu vực bếp vận hành một cách suôn sẻ.
Kỹ năng quản lý tài chính
Có kỹ năng quản lý tài chính, người đầu bếp mới có thể kiểm soát chi tiêu, chi phí đầu ra đầu vào cho nhà hàng. Càng quản lý tài chính hiệu quả, bạn càng giúp tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể
Công việc của đầu bếp cũng cần giao tiếp với rất nhiều người, đặc biệt khi bạn đã đạt tới những vị trí cao như: Bếp phó, Bếp trưởng… Kỹ năng giao tiếp gần như là bắt buộc nếu đầu bếp muốn có cơ hội thăng tiến trong nghề. Có kỹ năng này, người đầu bếp mới có thể làm việc với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, người đầu bếp cũng cần có sự khiêm tốn, hòa đồng và nỗ lực để học hỏi đồng nghiệp, quản lý… Từ đó mới có thể nhanh chóng tạo được uy tín cũng như dễ dàng phát triển công việc.
Kỹ năng Anh văn – Tin học
Kỹ năng Anh văn giúp bạn làm việc, học hỏi kiến thức từ đồng nghiệp và tài liệu nước ngoài
Nếu muốn có cơ hội làm việc tại những gian bếp đẳng cấp không chỉ trong nước mà còn ở môi trường quốc tế, muốn mở rộng kiến thức ẩm thực từ đồng nghiệp, các tài liệu nước ngoài, kỹ năng Anh văn và Tin học sẽ giúp bạn dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Đó cũng là kỹ năng quan trọng giúp người đầu bếp giỏi hơn cũng như có thêm nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Để trở thành một đầu bếp giỏi, chỉ nấu ăn ngon thôi chưa đủ. Bổ sung và học thêm những kỹ năng trên đây sẽ giúp bạn không chỉ giỏi chuyên môn mà còn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp thực thụ để tiến xa hơn trong nghề. Tìm hiểu thêm nghề bếp tại Giaoducnghe.edu.vn
Tổng hợp