Phạm Anh Đức – Người tiên phong ứng dụng công nghệ trong ngành Y tế

Phạm Anh Đức – Người tiên phong ứng dụng công nghệ trong ngành Y tế

Phạm Anh Đức là CEO và sáng lập của ViCare, nền tảng tra cứu thông tin y tế và kết nối người dùng và các dịch vụ y tế tại Việt Nam.

Vicare được thành lập năm 2015 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2016. mục tiêu của Vicare là tạo cuộc cách mạng hoá lĩnh vực chăm sóc y tế và sức khoẻ cho người Việt dựa vào công nghệ và internet. Đồng sáng lập và Giám đốc kỹ thuật (CTO) của ViCare là Bùi Anh Dũng – cựu Giám đốc phát triển sản phẩm công nghệ của VNDirect và đã có thời gian làm việc tại các tập đoàn lớn như Dentsu, Isobar UK, Isobar Australia và Next Digital.

Theo đuổi đam mê

Sinh ra trong gia đình có cha mẹ đều theo ngành y, mặc dù thi đỗ trường y nhưng Đức không chọn ngành y để học mà chọn theo học tại ĐH Ngoại thương.

Trước khi thành lập ViCare, Phạm Anh Đức có bảy năm đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử. Có lẽ chừng ấy năm đã là đủ cho khoảng thời gian đi làm thuê để anh tích lũy kinh nghiệm.

Tháng 10-2015, Đức rời vị trí CEO của Nhanh.vn và giám đốc thương mại của VNP Group để chính thức hiện thực hóa đam mê của mình.

Ý tưởng xây dựng ViCare đến với Đức bởi một cụm từ “vừa thừa vừa thiếu”. Đức lý giải: “Người bệnh hiện đang thừa thông tin nhưng lại thiếu những thông tin xác thực và độc lập, được cung cấp bởi những bác sĩ (BS) và những chuyên gia.

Việc đưa ra quyết định đi khám ở đâu, chữa trị như thế nào với người Việt vẫn mang cảm tính và chủ yếu vẫn thông qua sự giới thiệu của những người thân quen. Vậy tại sao mình không đưa công nghệ vào để giải quyết vấn đề về thông tin y tế còn tồn đọng trong khi công nghệ đã và đang trở thành giải pháp tối ưu cho cuộc sống này”.

Thành lập ViCare năm 2015, 6 tháng sau Phạm Anh Đức gọi vốn thành công từ hai quỹ đầu tư nước ngoài là CyberAgent Ventures (Nhật Bản) và Pix Vine Capital (Singapore) với hơn 10 tỷ đồng. Năm 2018, Vicare đang thực hiện vòng gọi vốn tiếp theo.

ky 1 pham anh duc tien phong ung dung cong nghe trong nganh y te

Nhiều người thắc mắc, với những kinh nghiệm của Đức đã có, sao lại chọn khởi nghiệp về y tế mà không phải một website thương mại điện tử?

Đức tâm sự: “Vì đây là ý tưởng mang ý nghĩa lớn với cộng đồng, đồng thời lại là thách thức cho bản thân tôi khi dấn thân vào một lĩnh vực mới. Tôi nhận thấy đây là cách hay để tôi tận dụng mạng lưới những người có quan hệ rộng trong ngành, hiểu ngành, luôn đồng hành và sẵn sàng đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất về khám chữa bệnh đến cộng đồng”.

Sau nhiều năm hoạt động, tính đến hiện nay, ViCare có cơ sở dữ liệu kết nối với khoảng 50.000 cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện trên toàn quốc; 43.000 bác sĩ, có 150.000 lượt câu hỏi và tư vấn của bác sỹ.

ViCare giúp người dùng trả lời câu hỏi “Tôi bị bệnh gì?” thông qua tra cứu cơ sở dữ liệu về bệnh, triệu chứng thu thập từ hàng trăm ngàn thắc mắc tương tự của người bệnh khác. Đặc biệt, những thắc mắc này được kết nối trực tiếp đến BS và chuyên gia về lĩnh vực mà người bệnh cần tư vấn.

Những khó khăn đã từng của Phạm Anh Đức

“Mặc dù có nhiều kinh nghiệm khi làm cho những công ty lớn về thương mại điện tử nhưng khi bắt tay khởi nghiệp về lĩnh vực nhạy cảm như y tế, tôi cũng gặp không ít khó khăn.

Thứ nhất về mặt thông tin và quản trị tài chính, thứ hai là làm sao để xây dựng được một mạng lưới các BS tham gia vào cộng đồng y tế của ViCare để mang lại những thông tin chính xác và có chuyên môn cao đến với người dùng… Đúng là một hành trình dài hơi và tốn nhiều nguồn lực” – Phạm Anh Đức nhớ lại.

ky 1 pham anh duc tien phong ung dung cong nghe trong nganh y te

“Hơn nữa, do thói quen tìm kiếm thông tin về sức khỏe và dịch vụ y tế còn chưa phổ biến đối với người Việt Nam. Ban đầu khi đưa sản phẩm ra thị trường, lượt tiếp cận website rất khiêm tốn. Nhưng sức khỏe luôn là vấn đề quan trọng nhất với mỗi cá nhân, ngành y đang chú trọng phát triển cũng như xây dựng thêm nhiều cơ sở y tế. Nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian xếp hàng cả một ngày dài để chờ khám bệnh ở các bệnh viện lớn cả. Đấy lại chính là “trong nguy có cơ” để ViCare đến gần hơn với cộng đồng và khẳng định mình” – Đức chia sẻ thêm.

Để tồn tại và phát triển rất cần đến sự thích nghi, bản lĩnh ứng phó với mọi tình huống. Khi bắt đầu dự án, mọi người đều có cảm nhận riêng của mình về thị trường và cho rằng đây là nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng, suy nghĩ đó đều là giả thuyết của người đứng đầu, chưa chắc là mong muốn thực tế của người dùng. Để biết đi đúng hay không, cần phải thử nghiệm nhiều, đánh giá và sửa sai, xây dựng sản phẩm và tương tác với người dùng.

“Thất bại là chuyện thường xảy ra, nhưng bạn trẻ không nên lo sợ, hãy mạnh dạn thử sức. Khởi nghiệp đôi khi còn cho bạn kinh nghiệm tốt hơn cả sách vở. Tuy nhiên cần cân nhắc chọn lĩnh vực phù hợp, bảo toàn vốn vì nếu mất hết sẽ rất khó khăn gầy dựng lại, nhất là khi chúng ta còn trẻ, chưa có tích lũy nhiều”, Anh Đức nói.

Ở tuổi 29, Phạm Anh Đức từng là CEO của công ty chuyên cung cấp giải pháp quản trị điện toán đám mây cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; giám đốc Marketing toàn quốc của công ty thương mại điện tử Lazada Việt Nam và tư vấn viên tại tập đoàn tư vấn chiến lược McKinsey ở Singapore, Thái Lan và Indonesia.

Đầu năm nay, CEO của ViCare được sếp hạng trong danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam 2018 của tạp chí Forbes Việt Nam.

Theo TBCK.vn

Share

Trả lời