Thi vào lớp 10: con đường nào mở ra nếu thi trượt lớp 10

Thi vào lớp 10: con đường nào mở ra nếu thi trượt lớp 10

Lo lắng việc con thi vào lớp 10 từ hai năm trước, đến khi con cuối cấp, chị Hoa ở TPHCM rơi vào căng thẳng, vừa phải đến viện tâm thần khám bệnh.

Mới đây, sau thời gian dài lo lắng, mất ngủ, chị Hoa, ở TPHCM phải đến bệnh viện tâm thần khám tâm lý. Chị được chuẩn đoán bị rối loạn lo âu và phải sử dụng thuốc.

Người mẹ chia sẻ, từ lâu chị đã luôn bất an, lo lắng về việc con trai thi vào lớp 10, kỳ thi quá căng thẳng. Con chị học lực khá, nhưng chị luôn nghĩ đến tình huống con không thể thi đỗ vào lớp 10.

Chị Hoa không dám nghĩ đến phương án con học trường tư thục vì nó quá sức với gia đình chị về chi phí. Đến nay cháu vẫn chưa xác định được lối đi cụ thể nào ngoài việc học phổ thông.

thi vao lop 10_giáo dục nghề

Chị và con phải cân nhắc, khổ sở với việc chọn nguyện vọng, đổi đi đổi lại nhiều lần. Trường đầu vào cao thì sợ không tới, trường đầu vào điểm các năm thấp thì xa nhà, môi trường phức tạp. Biết là chọn trường vừa sức nhưng thật ra, trước cuộc thi này chẳng ai dám chắc trường nào là vừa sức.

Gần đây, khi con “chạy sô” học thêm, thức đêm, căng thẳng ôn thi, cả mẹ và con cùng rơi vào trạng thái mất ngủ, ăn không được… Tình trạng của chị trở nên nghiêm trọng khi thường xuyên run rẩy đổ mồ hôi, giảm cân không ngừng, mệt mỏi, chán chường hay nghĩ tiêu cực và dễ nổi giận. Lo sợ, tuần rồi chị phải đến viện tâm thần khám tâm lý.

Đây không phải là chuyện hiếm gặp trước mỗi kỳ thi, đặc biệt là ở kỳ thi chuyển cấp căng thẳng khi mà không học tiếp thì các con cũng chẳng biết làm gì để định hướng tương lai rõ ràng hơn.

Con đường nào mở ra nếu trượt lớp 10

Tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM được xem là kỳ thi căng thẳng nhất của học sinh, áp lực được so sánh với cả kỳ thi đại học. Với chính sách phân luồng, nhiều năm qua thành phố chỉ tuyển 65-70% học sinh lớp 10 công lập nên muốn hay không, kỳ này còn mang tính may rủi. Trước và sau kỳ thi, nhiều gia đình, học sinh rơi trạng thái căng thẳng, bế tắc.

Theo công bố của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2022-2023, thành phố tuyển 72.800 chỉ tiêu vào lớp 10 tại 114 trường công lập. Chỉ tiêu tăng gần 5.000 so với năm học trước nhưng không vì thế mà giảm cạnh tranh khi số học sinh lớp 9 là lứa “heo vàng” lại tăng vọt. Nên áp lực cho học sinh và cả các bậc phụ huynh là rất lớn

Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ hơn về định hướng của Bộ Giáo dục thì có thể giảm được áp lực được cho mình và cho con. Trong những năm gần đây, ngoài con đường học lên THPT các em học sinh có thể cân nhắc việc học trung cấp, học nghề, đây là hướng đi đang rất được khuyến khích hiện nay vì phân luồng được đối tượng học sinh, tiết kiệm thời gian và chi phí…

Thi vao lop 10 giaoducnghe e1652675067409

Học trung cấp là con đường “rộng mở” mà phụ huynh có thể cân nhắc cho con em mình, chỉ cần xác định được thế mạnh, sở thích, nhu cầu tuyển dụng xã hội, bố mẹ có thể định hướng nghề nghiệp luôn cho con từ cấp 2. Hơn thế nữa, vì được khuyến khích của Bộ Giáo dục mà chương trình này còn được hỗ trợ rất nhiều về chính sách học để lấy 2 văn bằng sau khi tốt nghiệp, hoặc chính sách miễn giảm học phí đối với các em học học trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS.

Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm tại đây:

Học Trung cấp sau khi học xong THCS có cả bằng cấp 3

Chương trình 9+: Hướng đi mới cho học sinh tốt nghiệp THCS

Theo đánh giá chung, nhiều phụ huynh đang chưa đủ hiểu con mình, chưa định hướng để các em khám phá thế mạnh bản thân, nhiều em chỉ biết học và khả năng được đánh giá qua điểm số. Việc phân luồng giáo dục đi cùng nhiều chính sách mở giúp các em thuận lợi trong việc học tập, phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Tổng hợp

Share