320.000 thí sinh không xét tuyển đại học: Nhiều thí sinh đã chọn học nghề

320.000 thí sinh không xét tuyển đại học: Nhiều thí sinh đã chọn học nghề

320.000 thí sinh không xét tuyển đại học được cho là tín hiệu tốt, cho thấy việc phân luồng giáo dục đã có hiệu quả, nhiều thí sinh đã lựa chọn học nghề trực tiếp thay vì học đại học.

Bộ GD&ĐT đã ghi nhận trên 320.000 thí sinh quyết định không nhập nguyện vọng lên hệ thống (chiếm 1/3 trên tổng số thí sinh có mong muốn lựa chọn đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT).

Xem thêm: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

chọn học nghề_giáo dục nghề

Những ngày vừa qua, dư luận có 2 chiều ý kiến liên quan tới vấn đề này. Một bên cho rằng số liệu trên là bình thường, có thể do nhiều thí sinh đã chọn hướng đi khác. Tuy nhiên, một số người lại nhận định việc có tới 1/3 số thí sinh đăng ký xét tuyển nhưng không nhập nguyện vọng lên hệ thống là bất thường, có thể là “bước lùi” của ngành giáo dục.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định rằng số liệu trên là bình thường, không chênh lệnh đáng kể so với mọi năm. Theo giáo sư, trước đây không thống kê được hết số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vì thí sinh đăng ký trực tiếp vào các trường. Đến năm nay, khi Bộ GD&ĐT sử dụng hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, con số này mới được thể hiện rõ ràng hơn.

GS Đức khẳng định đây thậm chí còn là tín hiệu tốt, là dấu hiệu đáng mừng. “Theo nhu cầu xã hội hiện tại, chúng ta đang “thiếu thợ”, nhất là những thợ lành nghề. Bên cạnh đó, thợ lành nghề lại có mức lương cao. Thực tế này đã khiến nhiều thí sinh lựa chọn đi vào học nghề trực tiếp thay vì học đại học theo “hình thức”. Các bạn đã nhận thức được đầy đủ: không cần chạy theo bằng cấp, miễn là có định hướng rõ ràng đều có thể là con đường dẫn tới thành công.

Tôi cho rằng nếu so với tổng số trên 900.000 thí sinh có ý định đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT thì con số trên 600.000 thí sinh nhập nguyện vọng thậm chí là còn cao, vì tỷ lệ trên 60% như vậy đã là cao nếu so với các nước khác. Đây là tín hiệu tích cực.

Thí sinh nào có năng lực, cảm thấy phù hợp thì chọn đăng ký để vào đại học, còn nếu ngược lại thì không nên, bởi trên thực tế, có rất nhiều bạn vào đại học nhưng không học được, cuối cùng lại bỏ học rồi ra ngoài làm, tốn kém cả thời gian, tiền bạc”, GS Đức chia sẻ.

Ông cũng nhấn mạnh, cần khuyến khích các bạn trẻ rằng: “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Nếu bạn có một nghề tốt, con đường tương lai sẽ tốt và đại học không phải con đường duy nhất để làm nên thành công trong tương lai của các bạn.

Học Trung cấp, học nghề có phải là hướng đi đúng đắn

Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, trên thực tế, có rất nhiều bạn không lựa chọn học đại học nhưng vẫn thành công nhờ những ngã rẽ khác như học trung cấp, học nghề…

Tham khảo thêm trường trung cấp uy tín, chất lượng tại đây

Từ 2020, học Trung cấp đang rất được khuyến khích hiện nay theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh giai đoạn 2018-2025”. 

Thực tế cũng đã chứng minh, hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động Trung cấp lại chiếm phần trăm cao hơn lao động Đại học. Thị trường lao động đang gặp tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” trong khi lao động trình độ Đại học ra trường có tỷ lệ thấp nghiệp khá cao, thì lao động Trung cấp được đào tạo nghề bàn bản, chuyên sâu luôn được thị trường lao động chào đón.

Một lý do nữa là hầu hết các trường Trung cấp đều chủ động liên kết với doanh nghiệp để tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề theo sát nhu cầu của thị trường lao động.

chọn học nghề_giáo dục nghề

Sinh viên được đào tạo theo chương trình bám sát thực tế. Mức độ thạo việc và cọ xát nghề cũng được bồi dưỡng ngay khi mới nhập học. Chương trình học chú trọng thực hành, đào tạo kỹ năng tay nghề cho sinh viên, thời gian thực hành chiếm 70% thời gian trên lớp.

Hơn thế nữa, theo học Trung cấp không đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ cánh cửa Đại học. Sau khi hoàn thành chương trình THPT, sinh viên theo học Trung cấp chỉ mất 1.5 năm học Trung cấp, sau đó có thể liên thông thẳng lên Đại học với 2.5 năm nữa. Xét về thời gian thì hai chương trình hầu như tương đương về thời gian, nhưng khi theo học Trung cấp, sinh viên có cơ hội được thực hành từ sớm và được chọn tham gia vào thị trường lao động ngay sau khi kết thúc chương trình trung cấp, tích lũy được kiến thức thực tế, nếu có cơ hội có thể học lên bậc học cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: Học Trung cấp tại Hà Nội

Tổng hợp

Share