Cử nhân đi học trung cấp, đáng lo hay đáng mừng?

Cử nhân đi học trung cấp, đáng lo hay đáng mừng?

Hiện nay, với tình trạng nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp ra trường không kiếm được việc làm, thậm chí nhiều công ty khi tìm kiếm nhân sự lại chủ động tìm kiếm những sinh viên tốt nghiệp trung cấp, nghề để tuyển dụng vì lý do dễ đào tạo và không ngại việc. Điều đó cho thấy, vấn đề bằng cấp vẫn chưa  phải là tiêu chí quyết định để nhà tuyển dụng chọn nhân viên.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh-  Phó PĐT trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô, số lượng sinh viên tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học theo học lấy bằng trung cấp tại trường chiếm tỷ lệ trên 70% với các ngành nghề tại trường đang đào tạo suốt hơn 20 năm qua như Kế toán, Công nghệ thông tin, Hành chính văn thư, Tài chính ngân hàng, Pha chế, Nấu ăn, Quản trị khách sạn nhà hàng…Các ngành nghề này luôn thu hút đông đảo học viên vì các em được thực hành thực tế nhiều để nâng cao tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng làm việc.
Trước đây, khi mà mọi người luôn nghĩ rằng, học trung cấp chỉ là lựa chọn thứ hai sau khi trượt đại học, cao đẳng, tuy nhiên quan điểm này thời điểm hiện tại không còn chính xác nữa.

Cử nhân đi học trung cấp, đáng lo hay đáng mừng

Thực trạng hiện nay, khi mà nhiều cử nhân tốt nghiệp ra trường chật vật tìm việc hoặc làm tạm những công việc trái với chuyên ngành được đào tạo. Nhiều bạn sinh viên đã chủ động “liên thông ngược” tức là chủ  động học thêm một văn bằng trung cấp, nghề với thời gian đào tạo nhanh, chỉ mất từ 08 tháng đến 10 tháng học viên đã có trong tay tấm bằng trung cấp chính quy.

Chương trình học trung cấp được tinh giản, chú trọng thực hành hơn lý thuyết, giúp sinh viên có cái nhìn thực tế về công việc, chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề, đảm bảo có thể làm tốt công việc ngay khi mới ra trường.

Thực tế thất nghiệp đã mở ra làn sóng “liên thông ngược” khi thạc sĩ, cửa nhân đổ xô đi học trung cấp để kiếm việc làm. “Hiện tượng” có vẻ u ám đó lại mở ra đường sáng cho những giá trị thật. Không tìm được việc làm đúng chuyên ngành bằng cấp được đào tạo, gần đây nhiều cử nhân, thạc sĩ đã chọn đường “lùi” bằng cách đi học nghề, học trung cấp, việc “quay đầu” này không phải là bước lùi mà là con đường để họ định vị lại bản thân.

Cử nhân đi học trung cấp, đáng lo hay đáng mừng

Mục tiêu vào đại học không sai, nhưng không hẳn đã phù hợp với tất cả mọi người. Trách nhiệm của giáo dục là phải sàng lọc năng lực, phẩm chất của người học cũng như đào tạo và trao bằng đúng với khả năng. Không để thực trạng của nhân ra trường không đáp ứng được thực tế xã hội, dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Học nghề, học trung cấp đang là một hướng đi mở.

Có thể bạn quan tâm:

5 lý do nên đi học trung cấp

Có phải học không tốt mới vào trung cấp

Tổng hợp

Share

Trả lời