Gợi ý món chay cho ngày rằm tháng 7

Gợi ý món chay cho ngày rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan báo hiếu rất quan trọng của người Việt. Chính vì thế nhà nào cũng làm một mâm cỗ cúng. Bạn có thể làm cỗ chay hay cỗ mặn đều được, Dưới đây là gợi ý một vài món chay cho bạn trong ngày này

Vào ngày Rằm tháng 7, gia đình nào cũng dậy sớm chuẩn bị một mâm cỗ cúng thật tươm tất. Thay vì làm một mâm cỗ mặn truyền thống như các dịp lễ khác, thì nay, bạn có thể tìm hiểu các món chay ngày Rằm tháng 7 để làm một mâm cỗ chay nhé.

Các món chay ngon dễ làm cho ngày Rằm tháng 7 có rất nhiều, nhưng dưới đây là một vài gợi ý cho bạn nếu chưa có ý tưởng gì nhé!

Chả lụa chay

Một trong những món chay Rằm tháng 7 được rất nhiều người ưa thích là chả lụa chay được là từ váng đậu.

Khi hoàn thành, món ăn cũng sẽ có màu sắc và mùi vị giống như chả mặn. Lúc này, bạn khéo léo cắt tỉa sẽ có một đĩa chả tuyệt đẹp cho mâm cỗ ngày Rằm tháng 7.

món chay ngày Rằm tháng 7 - 1

Nguyên liệu:

500g phù trúc tươi (cho 1 đòn chả lụa –  bạn cũng có thể dùng phù trúc khô hay còn gọi là váng đậu)

3 gốc hành ba rô (tỏi tươi)

Dầu ăn

Lá chuối, lạt tre

Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu xay, tiêu hạt

Cách làm chả lụa chay ngon tuyệt:

Đầu tiên bạn thái nhỏ hành boa-rô ra rồi cho vào phi thơm cùng một bát nhỏ dầu ăn.

Bạn phi thơm hành lên cho đến khi hành được vàng giòn thì bạn tắt bếp. Vớt hành ra cho vào 1 bát riêng. Phần dầu ăn được phi thơm này để ướp phù trúc để làm chả lụa chay, còn đối với hành phi, bạn có thể để dành ăn kèm với các loại cuốn cũng rất ngon nhé!

Làm sạch lá chuối bằng cách dùng khăn ướt lau sạch 2 mặt. Bạn nhặt khoảng 2-3 lá ra, cắt thành từng miếng có chiều ngang khoảng 15cm để gói 2 đầu chả lụa.

Phù trúc tươi bạn đổ nước ấm vào 1 chậu sạch, sau đó cho phù trúc vào rửa. Đến khi nước bắt đầu đục, bạn đổ nước mới vào và tiếp tục rửa. Khi rửa xong, bạn dùng tay vắt thật chặt để phù trúc ráo hết nước.

Để làm món chả lụa chay có hương vị thơm ngon tự nhiên y như chả lụa đồ mặn, bạn cần ướp gia vị thật khéo. Công thức sau đây nhé: 500g phù trúc, bạn cho 2 thìa canh dầu ăn thơm mùi hành phi, 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu xay và 1/2 thìa cà phê tiêu hạt.

Giờ bạn trải hai tấm lá chuối ra, úp mặt xanh xuống dưới, gói chả lụa chay bằng mặt bên trong. Bạn xúc toàn bộ phần hỗn hợp phù trúc làm chả lụa chay vào, dồn về một góc. Rồi bạn cuộn chả lụa chay tròn lại này.

Dùng lạt đã chẻ mỏng, dẻo để buộc ngang bên ngoài cuộn chả lụa chay như bạn gói bánh tét. Sau đó bạn gấp 2 đầu của đòn chả lụa vào và cố định bằng dây lạt.

Hấp chả lụa chay: Nếu hấp nhiều, bạn dùng nồi lớn, đổ nước khoảng 1/3 nồi rồi đặt rá vào sao cho nước không ngập đến rá. Rồi bạn xếp chả lụa vào rồi đem hấp ở lửa vừa trong 3 tiếng. Nếu chỉ hấp khoảng 1-2 đòn chả lụa thôi, bạn có thể dùng nồi cơm điện: đổ nước khoảng 1/2 nồi, đặt rá hấp cơm nguội lên, cho chả lụa vào rồi đậy lại nấu, đến khi nước cạn là chả lụa chín.

món chay ngày Rằm tháng 7 - 2

Nem chay

Đây là món chay ngày Rằm tháng 7 không thể thiếu trên mâm cỗ, với nem chay, bạn cũng có thể biến tấu với nhiều loại nhân khác nhau. Nhưng nên nhớ là đừng cho nhân mặn vào nhé.

Khi hoàn thành nem chay, điều quan trọng nhất là bạn phải có một bát nước chấm thật ngon cho món nem trọn vị. Cùng vào bếp để làm nem chay nha.

món chay ngày Rằm tháng 7 - 2

Nguyên liệu:

230g cà rốt, 230g măng non

920g bắp cải, 460g giá đỗ

30ml dầu, 5ml nước tương

230g nấm, 230g hành

5g gừng, 5g tỏi

1 quả trứng đánh

Rượu, muối, dầu mè

Bột ngô và nước

Lá cuốn bò bía

Nước chấm bao gồm: 60g đường nâu, 80ml giấm gạo, 15g tương cà, 10g bột ngô, 5ml nước tương, 60ml nước

Cách làm nem chay:

Đầu tiên, bạn rửa sạch các loại rau củ, băm gừng tỏi cho nhỏ rồi thái nhỏ hành lá, nấm thái lát, bắp cải, cà rốt, măng non thái sợi.

Tiếp đến, bạn cho gừng tỏi, hành lá vào chảo dầu phi cho thơm.

Sau đó, bạn cho các loại rau củ đã sơ chế ở trên, xào cùng với hành lá, gừng, tỏi, đến khi gần chín, bạn cho thêm dầu mè, rượu và muối đảo cùng.

Giờ, bạn quết một lớp dầu thực vật vào giấy bạc rồi đặt vào khay nướng.

Sau khi có nhân, bạn múc vào giữa bánh đa rồi cuộn chặt tay. Sau đó, quết một lớp trứng mỏng khắp bề mặt nem nhé.

Sau khi gói hết nhân nem, bạn cho nem chay vào lò nướng đã bật sẵn 200 độ C. Bạn nướng nem khoảng 10 phút thì lấy nem ra, lật mặt dưới nem và quết thêm một lớp trứng nữa. Nướng thêm 10 phút nữa là được. Nếu không có lò nướng, bạn có thể rán nem như bình thường nhé.

Bây giờ, bạn pha nước chấm nem bằng cách cho đường nâu, giấm, nước tương và tương cà vào nồi. Trong quá trình đun, bạn khuấy đều đến khi đường tan hết thì cho một chút bột ngô vào khuấy đều cho sệt sệt là được.

món chay ngày Rằm tháng 7 - 4

Rau xào thập cẩm

Trong bất cứ mâm cỗ nào, một đĩa rau xào là món ăn cũng không thể thiếu. Đây cũng là món chay ngày Rằm tháng 7 giúp bạn đỡ ngấy ngán hơn khi ăn các loại nem, chả.

Với rau xào thập cẩm, bạn có thể chọn các loại rau theo mùa với màu sắc khác nhau để tạo ra một đĩa rau thật bắt mắt nhé!

món chay ngày Rằm tháng 7 - 5

Nguyên liệu:

– 1 muỗng canh dầu ô liu

– 2 chén đậu Hà Lan

– 1 chén cà rốt thái lát

– 1 chén hành khô, thái nhỏ

– 1 chén súp lơ

– 3 tép tỏi

– 1 chén nước lọc, cùng mắm, muối, gia vị

Cách làm:

Đầu tiên, bạn làm nóng dầu ô liu trong một chảo trên ngọn lửa vừa.

Sau đó, thêm đậu Hà Lan, cà rốt, hành và súp lơ.

Xào trong 3-5 phút, sau đó thêm tỏi vào rồi xào thêm khoảng 2-3 phút.

Sau đó, bạn cho thêm chút nước lọc vào rồi đun sôi và nêm mắm muối vừa ăn. Đun tiếp đến khi rau chín và nước cạn bớt là được.

Xem chi tiết: Ngon cơm với rau xào thập cẩm (lưu ý, để làm món chay, bạn hãy thay nước súp gà bằng một chút nước lọc nhé)

món chay ngày Rằm tháng 7 - 6

Canh chua chay

Trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7, bạn đã làm rất nhiều món chay từ món rán, đến món xào… nếu không làm thêm một bát canh thì quả là thiếu sót lớn.

Và canh chua chay chính là gợi ý hay nhất cho bạn. Đây là món chay ngày Rằm tháng 7 được nhiều bà nội trợ làm cho cả gia đình ngon miệng hơn. Hãy xem, với canh chua chay, bạn cần những gì nhé!

món chay ngày Rằm tháng 7 - 7

Nguyên liệu:

– 1 hộp đậu phụ non, có thể thêm đậu phụ rán tùy theo sở thích của bạn

– 1 lát dứa vừa ăn

– 1-2 quả cà chua

– 200g đậu bắp

– Vài nhánh dọc mùng (hay còn gọi là bạc hà)

– Một ít me khô loại dùng để nấu canh chua

– Hành barô, đường, muối

Cách nấu canh chua chay:

Bạn đổ me chua ra một chiếc bát, cho thêm nước sôi vào, tiến hành chần me cho tan, lọc bỏ bã và giữa lấy phần nước cốt me nha.

Gọt dứa, bỏ mắt rồi cắt xéo. Rửa sạch cà chua và dùng dao bổ thành múi cau.

Rửa sạch đậu bắp, thái lát xéo. Tước bỏ vỏ dọc mùng, rửa sạch rồi bạn thái lát xéo.

Bạn dùng một ít muối để bóp với dọc mùng rồi xả sạch lại bằng nước để không bị ngứa nhé. Sau đó, rửa sạch đậu phụ non, dùng dao xắt thành các khoanh tròn.

Bạn đun nóng một chút dâu ăn rồi phi đầu hành baro cho thơm, thêm cà chua vào xào chín, bạn xào khoảng 3 phút thì bỏ thêm dứa vào xào cùng, dùng muối, đường nêm nếm cho vừa ăn. Tiếp theo, bạn đổ 2-3 bát nước lọc con vào nồi cà chua, dứa. Đun đến khi nước sôi thì thêm nước cốt me ở bước 1 vào cùng và đun sôi thêm.

Sau khi đun được từ 10-12 phút thì bạn bỏ thêm đậu bắp vào đun cùng, đun thêm 5 phút nữa nha.

Bạn cho đậu phụ non, dọc mùng vào đun cùng, để ở mức lửa nhỏ để đậu không bị nát, bạn nêm nếm lại gia vị cho thật vừa miệng. Nếu muốn dùng thêm đậu phụ rán thì bạn hãy cho cùng vào một lúc với đậu phụ non nhé.

Cuối cùng, bạn tắt bếp đi, dùng một ít hành baro thái nhỏ rắc vào nồi canh hoặc cho mùi tàu thái nhỏ vào nồi canh. Bạn múc canh ra tô lớn rồi thưởng thức cùng với bún hoặc cơm đều được nha.

Tổng hợp

Share

Trả lời