Mẫu CV bếp chuẩn cho ứng viên đi xin việc

Mẫu CV bếp chuẩn cho ứng viên đi xin việc

Bạn dự định tìm một công việc làm bếp và đang chuẩn bị CV để ứng tuyển? Bạn đang chưa biết nên viết gì trong CV? Tạo CV như thế nào? Hay làm gì để CV xin việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng? Giáo dục nghề sẽ gợi ý cho bạn các mẫu CV Bếp chuẩn để bạn tham khảo và áp dụng nếu cần.

CV Bếp cần có những thông tin gì?

Tương tự như mọi CV xin việc khác, một CV Bếp đạt chuẩn phải cung cấp đến nhà tuyển dụng (NTD) những thông tin cơ bản nhất của ứng viên như sau:

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Kỹ năng
  • Chứng chỉ
  • Thành tích (nếu có)
  • Người tham khảo…

cv xin việc ngành bếp giáo dục nghề 2

Tùy vào trình độ và năng lực của từng ứng viên, ứng viên là người chưa hay đã có kinh nghiệm, mới ra trường, xin việc trái ngành hay đã có có thâm niên trong nghề… mà CV Bếp sẽ có sự xếp xếp bố cục, cách trình bày thông tin cũng như thêm, bớt các phần nội dung cho phù hợp để tạo ấn tượng tốt với người tuyển dụng, thể hiện mình là ứng viên tiềm năng, đủ tiêu chuẩn để được tuyển dụng.

Tạo CV Bếp bằng cách nào?

Bạn có thể tự tạo cho mình một CV Bếp chuẩn – đúng – đẹp bằng 1 trong các cách sau:

  • Tạo CV Bếp trên Word
  • Tạo CV Bếp online trên các website việc làm uy tín, như Hoteljob.vn, vieclam24h.vn…
  • Tạo CV Bếp online chuyên nghiệp trên các website tạo CV trực tuyến như 123jobs, TopCV, CV365…

Dù tạo CV Bếp theo cách nào thì CV đó cũng cần cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản trong mỗi phần như đã trình bày trên đây. Cụ thể:

  • Phần “Thông tin cá nhân”: nêu rõ và chính xác các thông tin gồm địa chỉ, số điện thoại, email, facebook…
  • Phần “Mục tiêu nghề nghiệp”: trình bày rõ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn liên quan đến nghề Bếp
  • Phần “Trình độ học vấn”: nêu tên trường đào tạo, tốt nghiệp khóa, chuyên ngành, loại tốt nghiệp…
  • Phần “Kinh nghiệm làm việc”: liệt kê những vị trí công việc đã từng làm có liên quan đến vị trí ứng tuyển trong nghề Bếp – lưu ý trình bày nhiệm vụ công việc cụ thể ở từng vị trí – nêu rõ “Thành tích” đạt được nếu có khi làm việc, như “xếp loại thực tập xuất sắc”, “nhân viên xuất sắc nhất năm”…
  • Phần “Kỹ năng”: liệt kê những kỹ năng liên quan hỗ trợ cho vị trí công việc ứng tuyển trong nghề Bếp, chẳng hạn: giao tiếp tiếp Anh, tin học văn phòng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, các kỹ năng khác (cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm trong công việc, chịu được áp lực…)
  • Phần “Chứng chỉ”: liệt kê tất cả những chứng chỉ nghề đang sở hữu, như chứng chỉ nghiệp vụ bếp bánh/ bếp Âu/ bếp Á/ bếp Việt, chứng chỉ Bếp trưởng, chứng chỉ Toeic…
  • Phần “Người tham khảo”: nêu tên, vị trí chức danh, số điện thoại và email liên lạc của người được chọn làm Người tham khảo
  • Ngoài ra, ứng viên cũng có thể trình bày thêm các phần như Sở thíchHoạt động xã hội

cv xin việc ngành nấu ăn giáo dục nghề

Mẫu CV Bếp chuẩn

Để dễ hình dung và tham khảo thông tin, Giáo dục nghề sẽ chia sẻ đến bạn 2 mẫu CV Bếp chuẩn, tương ứng cho 2 vị trí ứng tuyển cơ bản nhất trong bộ phận bếp Nhà hàng – Khách sạn là:

  • Phụ bếp: sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm
  • Đầu bếp chính: người đã có kinh nghiệm, phụ bếp đủ trình độ và kỹ năng.

♦ Xem chi tiết và download mẫu CV bếp – Phụ bếp: Tại đây!

♦ Xem chi tiết và download mẫu CV bếp – Bếp chính: Tại đây!

Hy vọng với các mẫu cv bếp được Giáo dục nghề chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tham khảo và dễ dàng tạo cho mình một CV xin việc thật chuẩn và ấn tượng, tăng cơ hội được liên hệ mời phỏng vấn – tièm việc làm bếp thành công.

Theo Hoteljob.vn,

Share

Trả lời