Tuyển sinh khóa học Đầu Bếp Việt khai giảng ngày 12/10/2020

Tuyển sinh khóa học Đầu Bếp Việt khai giảng ngày 12/10/2020

Ẩm thực Việt Nam đang trở lại mạnh mẽ trong thời gian gần đây! Khi mà các món ăn nước ngoài du nhập vào nước ta đang dần trở nên bão hòa thì các món ăn Việt Nam lại là ưu tiên của các nhà hàng. Bên cạnh đó, ngành Du lịch phát triển cùng với sự phổ biến của mạng xã hội giúp việc quảng bá hình ảnh nhanh chóng đang giúp cho ẩm thực Việt Nam trở lại trên menu các nhà hàng và đến gần hơn nữa với bạn bè thế giới. Nắm bắt xu hướng, Học Món Việt đã xây dựng Khóa học Đầu bếp Việt. Học viên sẽ được học về văn hóa ẩm thực Việt Nam và các kỹ năng  chế biến những món ăn thịnh hành nhất tại các nhà hàng hiện nay!

Học Nấu ăn hiện nay đang là xu hướng mới trong việc trong lựa nghề nghiệp tương lai của xã hội. Đặc biệt các bạn trẻ năng động, ưa thích thử thách, muốn chứng tỏ bản thân thì nghề đầu bếp là 1 sự lựa chọn lý tưởng. Đến với Khóa học Đầu bếp Việt, học viên sẽ được đào tạo và hướng dẫn trực tiếp bởi các Bếp Trưởng tại các nhà hàng, khách sạn lớn tại Việt Nam. Không chỉ vậy, sau khi kết thúc khóa học, học viên có nhu cầu có thể được giới thiệu việc làm tại các khách sạn, nhà hàng liên kết. Tham gia Khóa học Đầu bếp Việt là một bước đi vững chắc cho sự nghiệp đầu bếp của bạn!

Đối tượng tham gia Khóa học Nấu ăn Đầu bếp Việt:

  • Người mới bước chân vào nghề, muốn trở thành đầu bếp.
  • Người đã có kinh nghiệm nấu ăn, phụ bếp tại các nhà hàng, khách sạn muốn nâng cao tay nghề.
  • Người có ý định mở quán ăn, nhà hàng.

hình ảnh khóa học đầu bếp việt 1 - giáo dục nghề

Thời gian Khóa học Đầu bếp Việt

  • 24 buổi

Chương trình học chi tiết Khóa học Đầu bếp Việt

Chương trình học gồm có 4 phần:

  • Phần 1: Kiến thức và kỹ năng cơ bản
  • Phần 2: Kỹ thuật chế biến món ăn nhẹ và món ăn kèm
  • Phần 3: Kỹ thuật chế biến món chính 1
  • Phần 4: Kỹ thuật chế biến món chính 2

PHẦN 1 – KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN

Buổi 1:

1/ Văn hóa ẩm thực Việt Nam: đặc điểm, sự khác biệt, tập quán của ẩm thực VN (đa vị, đa sắc, đa hướng; ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Pháp đến ẩm thực VN…)

2/Tổ chức bếp, vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động:Tổ chức bếp, vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động: Sắp xếp trang thiết bị, quy trình, bảo quản thực phẩm (nhiệt độ, thời gian, quy cách), tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; Vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động Bếp.

3/ Giới thiệu và nhận biết các loại gia vị: nhận biết và phân loại các loại gia vị (gia vị có nguồn gốc thực vật, động vật, qua chế biến, vô cơ…)

4/ Phân loại, chức năng và bảo quản dụng cụ: Phân biệt các loại dao, thớt, màu và chức năng; phân loại chảo, công dụng phù hợp; cách sử dụng dụng cụ: vá xào, vá chiên, sạn gỗ, đũa chiên…; cách bảo quản dụng cụ, thiết bị… đúng cách; kỹ thuật mài dao…

5/ Kỹ năng sử dụng dao:

  • Kỹ năng cắt thái cơ bản: thái mỏng, thái chỉ, thái sợi, cắt khối, cắt hạt lựu, lạng trái/ lạng phải…
  • Kỹ năng bào vỏ, lột vỏ đúng cách, tiết kiệm thời gian;
  • Kỹ năng bằm/ chặt;

Thực hành: sử dụng sả, ớt, hành, tỏi,… để thực hành kỹ năng cắt/ thái/ bằm/ đập giập… làm sa tế, hành phi, tỏi phi, rang lạc, thắng dầu ớt, dầu điều…

khóa học đầu bếp Việt_giáo dục nghề

Buổi 2:

1/ Phân biệt các loại rau củ: đặc điểm, xuất xứ, đặc tính…

2/ Kỹ năng cắt tỉa, trang trí

  • Phân biệt dao tỉa và cách cầm dao tỉa;
  • Cắt tỉa mẫu cơ bản: tỉa đồ xào; tỉa hoa sao nhái, tỉa hoa dưa chuột;
  • Cắt tỉa mẫu nâng cao: thiên nga từ cà chua; hoa hồng từ cà chua; hoa ly từ cà rốt; các loại hoa ớt;
  • Phương pháp xếp hình và cách trang trí đĩa.

Buổi 3:

1/ Giới thiệu các loại thực phẩm: thịt, cá, gia cầm, hải sản và các bộ phận của heo, bò, cá, gà, vịt…

2/ Kỹ năng xóc chảo:

  • Làm quen với kỹ thuật xóc chảo bằng các nguyên liệu: Cà rốt, củ cải trắng;
  • Chiên cơm – sử dụng 2 dụng cụ vá múc + sạn xào để đảo cơm, chiên cơm;
  • Xào mì (cầm chảo xóc chảo);
  • Chiên trứng (ốp la, ốp lết), tráng trứng cắt sợi;
  • Xóc chảo tốc độ (xóc chảo tựa thành bếp khè với khối lượng lớn thực phẩm).

3/ Thực hành chế biến: Mì xào rau củ, cơm chiên thập cẩm.

Buổi 4:

1/Kỹ năng cắt, thái, rút xương các loại thịt

  • Rút xương lươn, gà, vịt
  • Cắt thái, phi lê cá, gà

2/Kỹ năng đóng gói, bảo quản các nguyên liệu (thịt, cá) đã sơ chế vào hộp để trữ đông

3/ Thực hành chế biến: Cá điêu hồng tái mù tạt, xương điêu hồng chiên giòn, gỏi gà xé phay

PHẦN 2 – KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN NHẸ VÀ MÓN ĂN KÈM

Buổi 5:

1/ Phương pháp chế biến các món gỏi

2/ Kỹ năng sơ chế, bảo quản các loại rau, củ, quả trong thùng đá hoặc tủ mát

3/ Thực hành chế biến (3/4 món): gỏi bò bóp thấu, gỏi mực chua cay, gỏi su hào ba chỉ rán, gỏi xoài sứa

Buổi 6:

1/ Kỹ thuật và phương pháp muối, muối chua và ngâm chua

2/ Thực hành chế biến (3/5 món): Cà pháo muối, hột vịt muối, kim chi Việt Nam, dưa cải muối chua, tai heo ngâm chua

Buổi 7: 

1/ Phương pháp chế biến các món cuốn

2/ Kỹ thuật cuốn gói và pha nước chấm

3/ Thực hành chế biến (3/5 món): gỏi cuốn, bì cuốn, phở cuốn, nem truyền thống, nem cua bể

Buổi 8:

1/ Phương pháp chế biến các món súp

2/ Kỹ thuật ninh nước dùng cho súp (nước dùng rau củ, xương gà…) và cách sử dụng cho các loại súp

3/ Thực hành chế biến (3/4 món): súp cua tuyết nhĩ, súp hải sản rong biển, súp gà nấm hương, súp cua măng tây

Buổi 9:

1/ Phương pháp chế biến các món lăn bột chiên

2/ Kỹ năng chiên, kiểm tra nhiệt độ dầu

3/ Thực hành chế biến (3/4 món): tôm lăn bột chiên, mực chiên giòn, cá thác lác chiên cốm xanh, càng cua bách hoa

lớp học nấu ăn gia đình giáo dục nghề

PHẦN 3 – KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN CHÍNH 1

Buổi 10:

1/ Phương pháp chế biến các món xào: xào lăn, áp chảo

2/ Ôn tập kỹ năng xóc chảo

3/ Thực hành chế biến (3/4 món): Bò bít tết, bò lúc lắc, bò né, lươn xào lăn

Buổi 11:

1/ Phương pháp chế biến các món chiên/ rán

2/ Kỹ thuật làm 1 số loại chiên sốt

3/ Thực hành chế biến (3/4 món): cá chép chiên xù, cá chẽm chiên sốt chanh dây, sườn heo chiên sốt cam, cánh gà chiên nước mắm

Buổi 12:

1/ Phương pháp chế biến các món nướng than

2/ Kỹ thuật xả đông thực phẩm

3/ Phương pháp chế biến nước chấm nướng

4/ Thực hành chế biến (3/5 món): tôm nướng muối ớt, mực nướng sa tế, sò nướng mỡ hành, cá nướng giấy bạc, hào nướng phô mai

Buổi 13:

1/ Phương pháp chế biến các món hấp

2/ Thực hành chế biến (3/4 món): dồi trường hấp hành, mực hấp gừng, ốc bươu nhồi thịt hấp gừng, cá lóc hấp bầu

Buổi 14:

1/ Phương pháp chế biến các món quay chảo (phương pháp ủ)

2/ Phương pháp chế biến các món khìa

3/ Thực hành chế biến (3/4 món): giò heo muối chiên giòn, gà quay chảo bánh bao, chim cút quay bơ, mũi heo khìa nước dừa

Buổi 15:

1/ Phương pháp chế biến các món chưng, om, um

2/ Thực hành chế biến (3/4 món): cá chưng tương hột, cá chép om dưa, ốc bươu om chuối đậu, ếch um muối hột

khóa đầu bếp Việt tại học món việt giáo dục nghề

Buổi 16:

1/ Phương pháp chế biến các món rang, cháy tỏi

2/ Thực hành chế biến (3/4 món): cua rang me, tôm rang muối tuyết, tim cật cháy tỏi, gà rang lá chanh

PHẦN 4 – KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN CHÍNH 2

A – CÁC MÓN CHÍNH 2

Buổi 17:

1/ Kỹ thuật chế biến sốt ngọt, sốt chua ngọt, sốt chua ngọt cay, sốt ngọt cay

2/ Phương pháp chế biến các món xào có sốt

3/ Thực hành chế biến (3/4 món): Lòng gà xào mướp, mì xào thập cẩm, sườn heo xào chua ngọt, mực xào kiểu Thái

Buổi 18:

1/ Phương pháp chế biến các món nướng (nướng xiên, nướng miếng/tảng)

2/ Thực hành chế biến (3/4 món): heo nướng xiên ngũ vị, bò nướng lụi, bò nướng lá lốt, sườn nướng mật ong

Buổi 19:

1/ Phương pháp chế biến các món nướng (nướng nguyên con)

2/ Thực hành chế biến: gà nướng Bản Đôn, gà nướng ống tre, vịt nướng lá móc mật

Buổi 20:

1/ Phương pháp chế biến các món hầm, tiềm

2/ Kỹ năng hầm (Rau củ và xương gà)

3/ Thực hành chế biến (3/5 món): cà ri gà, gà tiềm, vịt nấu chao, sườn nấu khoai sọ, bò hầm sa tế

Buổi 21:

1/ Phương pháp chế biến các món cháo

2/ Phương pháp chế biến các món nhúng

3/ Thực hành chế biến (3/4 món): cháo hào/hàu, cháo cá lóc miền tây, trâu (bò) nhúng mẻ, hải sản nhúng ớt

Buổi 22:

1/ Phương pháp chế biến các món lẩu

2/ Kỹ thuật hầm xương và chế biến nước dùng lẩu

3/ Thực hành chế biến (3/4 món): lẩu hải sản chua cay, lẩu ếch măng chua, lẩu riêu cua, lẩu gà nấm

khóa học nấu ăn gia đình giáo dục nghề

B – CƠM VIỆT NAM

Buổi 23:

1/ Kỹ thuật nấu cơm (bằng nồi điện, bằng nồi gang)

2/ Hướng dẫn lên 1 số thực đơn cơm miền Bắc

3/ TH chế biến 1 số món chính trong cơm miền Bắc (3 – 4 món):

  • Cá chép kho riềng – rau muống xào tỏi;
  • Thịt nấu đông;
  • Thịt luộc chấm mắm tôm;
  • Đậu phụ lướt ván – canh cua rau đay

Buổi 24:

1/ Kỹ thuật nấu cơm tấm

2/ Hướng dẫn lên 1 số thực đơn cơm miền Trung – Nam

3/ TH chế biến 1 số món chính trong cơm miền Trung – Nam:

  • Thịt kho trứng;
  • Cá kho tộ;
  • Rau luộc chấm kho quẹt;
  • Gà kho sả ớt;
  • Canh chua cá

Học phí: Liên hệ

đăng ký học món việt

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 02437842404 

học nấu ăn chuyên nghiệp khóa học đầu bếp việt - Học Món Việt

 

Trên đây là nội dung toàn bộ Khóa học Đầu bếp Việt tại Học Món Việt. Học viên sẽ được đào tạo thực hành với sự hướng dẫn của Đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bếp! Khóa học Đầu bếp Việt phù hợp không chỉ với những người mới bước chân vào nghề đầu bếp mà còn phù hợp với người đã có kiến thức cơ bản về nấu ăn, phụ bếp, người có ý định mở quán và người muốn trở thành đầu bếp!

Thông tin liên hệ: Học Món Việt – Khóa học Đầu bếp Việt

Cơ sở 1: E21, ngõ 68, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 

Cơ sở 2: Số 6, ngõ 97, Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội 

Share

Trả lời