Thị trường lao động rất khát nguồn nhân lực Công nghệ thông tin
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng, chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT. Thị trường còn thiếu khoảng 250.000 lao động mỗi năm. Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia, trong năm nay, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT. Những con số trên cho thấy nhu cầu, cơn khát nhân lực trong ngành CNTT dường như vẫn chưa hề giảm sút.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực CNTT mỗi năm tăng 13%. Bên cạnh công nghệ phần cứng, phần mềm hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trường ngành này thay đổi hằng năm với sự góp mặt và phát triển nhanh ở các lĩnh vực công nghệ số như: tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game…
Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó có nhiều vị trí “khát” trầm trọng như: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng, lập trình viên…
Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Ngày nay, ngành Công nghệ thông tin đã trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi Công nghệ thông tin ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.
Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn :
– Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;
– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;
– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;
– Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
– Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
Học ngành Công nghệ thông tin làm việc ở đâu?
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại:
– Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;
– Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;
– Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
– Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
– Bộ phận Quản trị, bộ phận công nghệ thông tin tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí…
– Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
Học ngành CNTT không lo thất nghiệp
Khủng hoảng kinh tế do dịch covid 19 đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam trải qua những khó khăn nhất định. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường việc làm, nhiều người phải đối mặt với áp lực mất việc làm. Sinh viên mới ra trường vì thế khó tìm việc làm hơn rất nhiều. Trong bối cảnh đó, đối với những học sinh vừa tốt nghiệp THCS, THPT, việc lựa chọn một ngành học để đảm bảo cho tương lai sau này trở nên khó khăn hơn.
Nếu bạn đang bối rối về việc chọn lựa, ngành CNTT sẽ là một trong những câu trả lời tốt cho bạn. CNTT giúp bạn vượt qua khủng hoảng. Thực tế đã chứng minh, nhân lực ngành CNTT là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất, ngành công nghệ thông tin càng phát triển mạnh mẽ. Kinh tế khủng hoảng sau dịch covid 19, các ngành du lịch, tài chính, bất động sản, xây dựng…. ảnh hưởng nặng nề, rất nhiều người mất việc làm, thì nhu cầu nhân lực ngành CNTT vẫn không giảm mà có xu hướng tăng. Ở thị trường lao động Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Tổng hợp