Những lưu ý khi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2021 – 2022

Những lưu ý khi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2021 – 2022

Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 đã chính thức được UBND TP.Hà Nội thông qua. Dưới đây là toàn bộ những lưu ý cho thí sinh và phụ huynh.

1. Đăng ký thi trường công phải có sổ hộ khẩu Hà Nội

Tại kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm 2020, không có yêu cầu bắt buộc học sinh hoặc phụ huynh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội khi đăng ký thi trường THPT công lập không chuyên.

Tuy nhiên, trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 ban hành kèm Quyết định số 839/QĐ-UBND nêu rõ, điều kiện dự tuyển vào trường THPT công lập không chuyên là học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Tuyển sinh vào lớp 10_giáo dục nghề

2. Học sinh phải thi 4 môn

Năm nay, theo kế hoạch tuyển sinh năm 2021, học sinh dự thi các trường THPT công lập không chuyên sẽ tổ chức 04 bài thi độc lập, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư (Năm 2020 chỉ thi 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ và Lịch sử – môn thứ 4 mới bổ sung trong tháng 3)

Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường trung học cơ sở).

3. Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng sau khi đăng ký

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào ba trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Trong đó, NV1, NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Sau khi đã đăng ký, học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển.

Dự kiến ngày thi:

Dự kiến lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2021-2022. Ảnh: TVL
Dự kiến lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2021-2022. Ảnh: TVL

4. Hình thức và thời gian thi

Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi.

Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 02 thí sinh liền kề không trùng mã đề; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Nếu thí sinh chỉ có nguyện vọng thi chuyên (không có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên) thì không phải dự thi môn thứ tư vào sáng 30.5.2021.

5. Cách tính điểm và nguyên tắc xét tuyển theo nguyện vọng

Điểm xét tuyển = (Điểm bài thi môn Toán + Điểm bài thi môn Ngữ văn) x2 + (Điểm bài thi môn Ngoại ngữ + Điểm bài thi môn thứ tư) + Điểm ưu tiên

– Học sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, NV3. Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm.

– Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm.

– Khi hạ điểm chuẩn cho phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.

Ngoài ra, Học Trung cấp sau khi học xong THCS là hướng đi đang rất được khuyến khích hiện nay theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Các bậc phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo thêm chương trình Học Trung cấp nghề có cả bằng cấp 3 tại đây.

Theo Laodong.vn

Share