[6 Mẹo] Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong ngày Tết

[6 Mẹo] Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong ngày Tết

Tết đến là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần sum họp bên nhau. Tết là ngày được ăn ngon, được mặc đẹp để đi chơi. Bữa cơm gia đình trong ngày Tết cũng rất quan trọng, thường phải ngon miệng, nhiều món. Để nấu một mâm cơm như vậy mất khá nhiều thời gian. Chính vì vậy, cần phải chế biến sẵn một số món ăn mất nhiều thời gian và để được lâu như: nem cuốn, giò, canh măng, bánh chưng… Việc bảo quản thức ăn đã nấu chín trong ngày Tết cũng rất cần thiết!

Dưới đây, Giáo Dục Nghề sẽ chia sẻ cho các bạn một số bí quyết bảo quản thức ăn đã nấu chín: 6 món ăn truyền thống trong ngày Tết Việt:

  • Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết
  • Cách bảo quản canh măng
  • Cách bảo quản nem
  • Cách bảo quản thịt đông
  • Cách bảo quản dưa hành, dưa kiệu
  • Cách bảo quản các món ngâm chua ngọt

Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh

Thức ăn đã nấu chín nếu không dùng ngày và không được bảo quản đúng cách sẽ trở thành nơi lý tưởng cho các loại vi khuẩn và mầm bệnh sinh sôi ở nhiệt độ thường. Trong căn bếp mỗi gia đình, tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu giúp bảo quản đồ ăn hiệu quả. Tuy nhiên bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh như thế nào và bao lâu thì không phải ai cũng biết!

Tủ lạnh gồm 2 ngăn: ngăn mát và ngăn đá. Nếu bạn muốn bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh, bạn nên chỉnh nhiệt độ ngăn mát từ 1,7 đến 5 độ C và ngăn đá từ -18 đến 0 độ C. Đây là mức nhiệt lý tưởng để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, mỗi loại thức ăn đã chế biến sẽ có những cách bảo quản khác nhau. Hãy cùng xem những món ăn ngày Tết nên được bảo quản như thế nào nhé!

=> Có thể bạn quan tâm: Mẹo bảo quản 5 thực phẩm ngày Tết

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết

Đứng đầu trong danh sách cách bảo quản thức ăn đã nấu chín ngày Tết là bánh chưng. Là món ăn đặc trưng trong ngày Tết, để nấu được một nồi bánh chưng thường rất kỳ công và mất nhiều thời gian. Người ta thường mua hoặc làm bánh chưng trước tết từ 3-5 ngày.

Bảo quản thức ăn ngày Tết Giáo dục nghề 1

Nếu trời lạnh, bạn có thể để bánh chưng ở ngoài, bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ 5 -7 ngày mà vẫn mềm dẻo, thơm ngon. Nhưng  nếu thời tiết nồm ẩm bạn nên để bánh vào túi đựng thực phẩm và bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Bánh có thể bị cứng hoặc lại gạo khi lấy từ tủ lạnh ra, bạn có thể luộc lại hoặc chế biến thành món bánh chưng rán cũng rất hấp dẫn.

Cách bảo quản canh măng khô

Canh măng khô là món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày tết. Nấu được một nồi canh măng ngon thường khá lâu từ công đoạn ngâm măng, luộc măng cho đến khi chế biến, đặc biệt là công đoạn ngâm măng mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, người ta thường ngâm và luộc măng trước để dùng cho nhiều lần nấu. Măng khô đã sơ chế để được trong ngăn mát tủ lạnh 7  ngày, để tủ đông được 1 tháng.

Bảo quản thức ăn ngày Tết Giáo dục nghề ảnh 2

Hoặc bạn có thể nấu luôn một nồi canh măng lớn. Sau khi nấu xong, có thể chia canh măng ra nhiều hộp đựng thực phẩm và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong 3 ngày Tết.

Cách bảo quản nem

Nem rán là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Nhưng việc bữa nào cũng trộn nhân, cuốn nem cũng mất khá nhiều thời gian. Do đó các bạn nên trộn nhân và cuốn nem luôn trong một lần. Sau đó rán sơ một lần, để nguội, chia vào hộp bảo quản thực phẩm và cấp đông trên tủ đông.

Bảo quản thức ăn ngày Tết Giáo dục nghề ảnh 3

Mỗi lần sử dụng lấy ra rán lại vẫn đảm bảo được độ vàng giòn và thơm ngon của chiếc nem.

Các bảo quản thịt đông

Thịt đông là món ăn truyền thống, phù hợp khẩu vị của nhiều người. Còn gì hấp dẫn hơn khi sắn một miếng thịt đông, bỏ vào bát cơm nóng, rưới một chút nước mắm ngon và thưởng thức cùng với dưa hành?

Bảo quản thức ăn ngày tết giáo dục nghề 4

Vậy làm thế nào để bảo quản thức ăn đã nấu chín điển hình như thịt đông? Rất đơn giản, khi xào xong nguyên liệu, chúng ta chia luôn vào các hộp đựng thực phẩm hoặc bát nhỏ vừa đủ dùng một bữa và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Các bảo quản dưa hành, dưa kiệu

Dưa hành, dưa kiệu cũng góp mặt trong danh sách các món ăn ngày Tết. Món ăn này đóng vai trò quan trọng trong việc “giải ngán” trong mâm cỗ đầy. Đây là món ăn được lên men tự nhiên, rất tốt cho tiêu hóa. Chúng ta nên muối dưa trong hũ thủy tinh, tránh sử dụng hộp nhựa để đảm bảo sức khỏe.

bảo quản thức ăn ngày tết giáo dục nghề 5

Thông thường với thực phẩm lên men, các bạn nên để ở chỗ sạch sẽ, thoáng mát từ lúc muối cho đến khi dưa vừa đủ độ chín ngon. Sau đó, nếu không muốn dưa bị chua quá, ta có thể bảo quản tiếp trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần trong khoảng 1 tuần.

Cách bảo quản các món ngâm chua ngọt

Cũng giống như dưa hành, dưa kiệu, các món ngâm chua ngọt là những món hấp dẫn trong ngày Tết vì rất dễ ăn, không ngán mà rất ngon miệng. Mâm cơm ngày Tết, thật hấp dẫn nếu có thêm món bắp bò ngâm mắm, gân bò ngâm chua ngọt, tai lợn ngâm giấm hay chân gà sả tắc…

Cách bảo quản như thế nào? Sau khi chế biến xong, chúng ta hãy để ngoài khoảng 3-5h đồng hồ cho món ăn ngấm gia vị. Sau đó có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và sử dụng dần trong nhiều ngày Tết.

bảo quản thức ăn ngày tết giáo dục nghề 6

Trên đây là 6 cách bảo quản thức ăn đã nấu chín trong ngày Tết. Để có những ngày Tết thật vui vẻ, mọi người có thể vui chơi, ăn uống, đảm bảo sức khỏe thì việc bảo quản để thực phẩm luôn tươi ngon trong những ngày Tết là rất quan trọng!

Bảo quản thức ăn đã nấu chín không khó. Tuy vậy, vẫn cần phải  lưu ý vì thực phẩm nấu chín cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hay lên mốc. Chúng ta nên mua hoặc chế biến vừa đủ trong khoảng 1 tuần, tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như độ tươi ngon cho món ăn.

Làm thế nào để bảo quản thực phẩm cho đúng cách, đặc biệt là cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cũng là yếu tố được các bạn hoc viên tại Học Món Việt quan tâm. Gần Tết, nhu cầu nấu được nhiều món ăn ngon để thể hiện trong ngày Tết ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, khóa học Nấu ăn Gia Đình ngày Tết đang diễn ra liên tục tại Học Món Việt, thu hút nhiều học viên. Các bạn có thể tham khảo thông tin Khóa học Nấu ăn gia đình ngày Tết tại đây

Share