6 Lý do khiến sinh viên Đại học ra trường thất nghiệp

6 Lý do khiến sinh viên Đại học ra trường thất nghiệp

Không phải cứ cầm tấm bằng trên tay, sinh viên có thể kiếm được việc làm tốt. Thống kê cho thấy rằng, nhiều sinh viên Đại học ra trường thất nghiệp hoặc không xin được công việc đúng ngành 

Có thể bạn quan tâm:

Định hướng nghề nghiệp

Tin tuyển dụng

Thiếu kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm cần thiết cho công việc ở đây là giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề… Nhiều sinh viên khi đi học cho rằng chỉ cần chăm chỉ học tập trên lớp, vùi đầu vào sách vở là được và bỏ quên việc rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cả trong công việc và cuộc sống. 

Nếu có thể, hãy tham gia các hoạt động tình nguyện của trường, của lớp, các câu lạc bộ hoặc các khóa học để nâng cao kỹ năng mềm. Tuy nhiên, hãy nhớ đảm bảo cân bằng giữa việc học và việc tham gia các hoạt động bên ngoài nhé. Thực tế, khi tuyển dụng, nhiều bạn trẻ thể hiện được kỹ năng mềm của mình và lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng.

10 kỹ năng mềm cần thiết cho người tìm việc mà bạn cần rèn luyện phải kể đến: Tự tin, có tinh thần đồng đội, có kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ tích cực, tinh thần làm việc cao, khả năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình, có khả năng thích nghi linh hoạt, làm việc tốt dưới áp lực. 

6 lý do khiến sinh viên ĐH ra trường thất nghiệp

Thiếu kinh nghiệm làm việc

Doanh nghiệp nào cũng muốn tuyển dụng những người có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 6 tháng, càng nhiều kinh nghiệm càng tốt, càng dễ kiếm được thu nhập tốt hay các vị trí tốt. Do đó, trong 4 năm ngồi trên ghế nhà trường, hãy chịu khó tìm kiếm các công việc củng cố cho chuyên ngành của mình. Khi thực tập, bạn cần chú ý và nỗ lực làm việc để lấy đó làm kinh nghiệm cho mình sau dễ xin việc hơn. 

Chẳng doanh nghiệp nào muốn đào tạo một nhân lực từ đầu cả. Do đó, để thu hút được doanh nghiệp, hãy đi làm những công việc liên quan đến chuyên ngành từ sớm khi còn là sinh viên. Hoặc ít nhất là khoảng thời gian thực tập, hãy tận dụng nó triệt để. Muốn đi nhanh hay chậm và do bạn chậm, sự lựa chọn là ở bạn.

Ảo tưởng về lương

Nhiều sinh viên của các trường TOP đầu, có bảng điểm xuất sắc khi ra trường có quyền tự tin ở mình. Tuy nhiên, nhiều bạn khi đi xin việc tức giận khi mức lương không như ý muốn, không chấp nhận được mức lương ít ỏi cho một sinh viên mới ra trường để đổi lấy kinh nghiệm và sự thăng tiến sau này.

Nhiều bạn mới ra trường, kinh nghiệm thì non nớt nhưng đòi hỏi mức lương phải từ 1.000 đô/tháng trở lên chỉ bởi vì mình tốt nghiệp trường danh tiếng. Một bộ phận bạn trẻ đặt cái tôi nên quá cao khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá. Bởi bản thân họ nghĩ với tấm bằng này thì xin việc ở đây cũng được. Đây là lý do lớn nhất nhưng cũng không phải nhỏ khiến nhiều bạn sinh viên thất nghiệp khi mới ra trường.

Trình độ Tiếng Anh hạn chế

Tiếng Anh cực kỳ quan trọng ở hiện tại và cả tương lai. Nếu muốn đầu quân cho một công ty lớn, lương cao thì phải trau dồi kỹ năng Tiếng Anh, bởi nó là ngôn ngữ giúp bạn giao tiếp, học hỏi nhiều điều bổ ích. Hầu hết các trường đại học đều đào tạo tiếng Anh, có chuẩn Tiếng Anh đầu ra nhưng chính thái độ thụ động và không áp dụng thực tế khiến trình độ tiếng Anh của nhiều sinh viên bị hạn chế và không sử dụng được trong công việc. Vì thế, sinh viên cần xây dựng phương pháp khoa học và cần áp dụng vào môi trường thực tế thì mới có thể cải thiện và nâng cao trình độ tiếng anh được.

CV không được đầu tư, phỏng vấn không ghi điểm

Khi đến phỏng vấn, CV sẽ là điều mà nhà tuyển dụng nhìn vào đầu tiên. CV ấn tượng phải ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày bắt mắt, không quá dài, lan man mà cần đi sát vào vấn đề. Hãy chú ý làm nổi bật những ưu điểm, những kinh nghiệm của bạn. Khi phỏng vấn, bạn cũng nên có thái độ cầu thị, nghiêm túc, đúng giờ để thể hiện sự chuyên nghiệp và yêu thích công việc ứng tuyển. 

6 lý do khiến sinh viên ĐH ra trường thất nghiệp_giáo dục nghề

Không có định hướng nghề nghiệp 

Hãy biết bản thân giỏi cái gì, thích cái gì và định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Nhiều bạn trẻ đăng ký ngành học theo bạn thân, theo bố mẹ, chạy đua ngành HOT theo xã hội, trong khi chẳng biết mình cần gì, muốn gì. Điều này dễ khiến bạn không phát huy được cá tính, ưu điểm tối đa trong công việc sau này. Thậm chí, khi cầm tấm bằng ra trường lại chẳng biết mình sẽ làm gì nên không thể xin được việc. 

Dù là ngành học là do người khác định hướng hay do bạn tự quyết định thì hãy nhớ phải luôn luôn có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Nếu không biết bản thân giỏi cái gì, thích làm gì? Hãy xem sinh trắc học để biết tiềm năng ẩn sâu bên trong con người bạn.

Tổng hợp

Share