Bí quyết để có nồi lẩu ngon từ Khóa học đầu bếp tại Học Món Việt

Bí quyết để có nồi lẩu ngon từ Khóa học đầu bếp tại Học Món Việt

Bí quyết cho nồi lẩu ngon là vấn đề được nhiều người học nghề bếp và các bà nội trợ quan tâm, nhất là khi mùa đông đang đến gần thì lẩu là món rất được ưa chuộng. Chẳng có gì tuyệt vời hơn trong những ngày lạnh, ngồi quây quần với bạn bè, người thân bên nồi lẩu nghi ngút  khói. Tuy nhiên, làm thế nào để có một nồi nước dùng vừa ngon, ngọt hấp dẫn? Đó chính là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, dưới đây sẽ là một vài kinh nghiệm chế biến nước lẩu mà khóa học đầu bếp tại Học Món Việt chia sẻ lại cho các bạn

Lựa chọn nguyên liệu, gia vị và kỹ thuật chế biến nồi nước dùng

Điều kiện đầu tiên để có nồi nước lẩu thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu thật tươi, ngon, tiếp đó là có kỹ thuật chế biến phù hợp. Chẳng hạn, với nước lẩu có nguyên liệu chính là gà và lợn bạn nên sử dụng xương hom và xương đuôi sẽ thích hợp hơn. Việc lựa chọn đúng loại xương và những nguyên liệu sẽ đem đến cho các bạn một nồi lẩu vừa ngọt vừa thơm. Mỗi loại nước dùng cần gia vị đặc trưng, do đó tùy từng loại nguyên liệu mà có gia vị phù hợp kèm theo.

Nguyên liệu lẩu

Lẩu khi chế biến cùng các loại gia cầm cần có gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nồi lẩu bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm, dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước lẩu. Trên nồi nước lẩu bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.

Lẩu thập cẩm thì không nhất thiết phải cho thuốc bắc, ăn kèm rau muống, các loại rau cải. Cả hai loại lẩu này đều có thể ăn kèm thêm nấm tươi để tăng thêm hương vị khi ăn lẩu. Một vài lưu ý nhỏ khi ăn hải sản kèm với lẩu, đó là hải sản cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế… vị ăn tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt. Đặc biệt với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào. Với nước lẩu này không cho sả và gừng nướng, tuy nhiên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng…

khóa học đầu bếp lẩu_giaoducnghe

Hãy chú ý đến thời gian đun nước lẩu

Một nồi lẩu muốn ngon cần phải chú ý tới nước dùng

Để nấu nước lẩu ngon và trong, bạn hãy đun sôi nước với chút muối, cho xương vào trần đến khi nước sôi bùng lại thì bỏ nước đó, thay bằng nồi nước khác, cho xương vào đun lửa to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút để bọt cứng lại rồi hớt sạch, sau đó đun sôi liu riu cho xương nhừ, nước lẩu ngẩm đều gia vị.

Thời gian chế biến các loại nước lẩu cũng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu. Chẳng hạn, nước  gà và lợn thường nấu 4-6 giờ, riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Nước dùng lẩu hải sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua. Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.

khóa học đầu bếp món lẩu_giaoducnghe

Nếu chẳng may nồi nước dùng bị đục, đừng vội lo lắng, hãy khắc phục bằng vài cách sau:

  • Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.
  • Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
  • Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn

Khóa học Đầu Bếp Việt tại Học Món Việt với món Lẩu

1/ Nội dung khóa học nấu lẩu:

  • Cách chọn các loại nguyên liệu chế biến món lẩu tươi ngon nhất
  • Cách bảo quản các loại nguyên liệu trong nấu ăn
  • Cách cắt tỉa rau củ quả trang trí món lẩu của bạn bắt mắt hơn
  • Cách sơ chế các nguyên liệu lẩu, cắt, thái, chặt và trình bày đĩa nguyên liệu món lẩu đẹp mắt.
  • Cách chế biến nước dùng cho các món lẩu một cách thơm ngon, đặc biệt nhất và cách sử dụng nguyên liệu, gia vị cho mỗi món lẩu
  • Thực hành chế biến trực tiếp 8 -10 món lẩu trong menu theo đăng ký của học viên, và hướng dẫn tự chế biến các món lẩu còn lại.

Menu các món Lẩu tại Học Món Việt (tham khảo)

khóa học đầu bếp_giaoducnghe

1 Lẩu Thái chua cay (Lẩu hải sản) 15 Lẩu gà lá giang
2 Lẩu bò nhúng dấm 16 Lẩu gà cua trong
3 Lẩu đuôi bò hầm 17 Lẩu gà thuốc bắc
4 Lẩu bò nhân sâm 18 Lẩu nấm hải sản
5 Lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn 19 Lẩu kim chi Hàn Quốc
6 Lẩu ốc chuối đậu 20 Lẩu vịt măng cay
7 Lẩu cá chình 21 Lẩu vịt nấu chao
8 Lẩu cá ngạnh 22 Lẩu vịt om sấu
9 Lẩu cá tầm 23 Lẩu vịt hương dừa
10 Lẩu đầu cá hồi măng chua 24 Lẩu vịt khoai sọ
11 Lẩu cá kèo 25 Lẩu thập cẩm
12 Lẩu cá lăng 26 Lẩu dê
13 Lẩu ếch măng chua 27 Lẩu chim
14 Lẩu lươn mẻ 28 Lẩu miso Nhật Bản
1 Lẩu gà nấm tươi 20 Lẩu sâm
2 Lẩu gà lá giang 21 Lẩu trường thọ
3 Lẩu gà bát bửu 22 Lẩu 36 loại thảo quả
4 Lẩu gà hỏa diệm sơn 23 Lẩu nhất phẩm
5 Lẩu nấm hải sản 24 Lẩu cay Hong Kong
6 Lẩu ếch măng xứ Lạng 25 Lẩu bò Hàn Quốc
7 Lẩu cá các loại 26 Lẩu kim chi hải sản Hàn Quốc
8 Lẩu thập cẩm 27 Lẩu cửu nấm bò ngoại
9 Lẩu dê nhúng 28 Lẩu dê nhừ
10 Lẩu vịt măng cay 29 Lẩu hai vị hoàng gia
11 Lẩu bò 30 Lẩu tiến vua
12 Lẩu trâu rau ngũ vị 31 Lẩu chim nhân sâm
13 Lẩu đuôi bò 32 Lẩu mèo lá má Thái Bình
14 Lẩu óc chuối đậu 33 Lẩu đầu cá hồi
15 Lẩu cá ngạnh xương sông 34 Lẩu chó cá mè
16 Lẩu lươn hoa chuối 35 Lẩu dê khô
17 Lẩu cá khoai 36 Lẩu hơi
18 Lẩu chay 37 Lẩu ba ba
19 Lẩu hải sản Thái Lan 38 Lẩu xí quách

2/ Thời lượng khóa học: 3 – 6 buổi

3/ Lịch học: do học viên đăng ký

4/ Học phí: (Liên hệ)

Hãy liên hệ để được tư vấn: 024.3784.2404 – 0912.643.369 

Cuối cùng, bạn có muốn tự mình chế biến được món lẩu thơm ngon hấp dẫn không? Bạn có muốn được truyền thụ bí quyết để có được vị nước lẩu đậm đà, thơm ngọt mà vẫn trong không? Hãy tham gia khóa học đầu bếp tại Học Món Việt hoặc tham khảo thêm khóa học lẩu nướng mở quán ăn nhà hàng tại Học Món Việt

Theo Học Món Việt

Share

Trả lời