Thúc đẩy nền tảng số thương hiệu “Make in Viet Nam” ở thị trường nội địa

Thúc đẩy nền tảng số thương hiệu “Make in Viet Nam” ở thị trường nội địa

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhận ra vai trò rất lớn mang lại từ nền tảng số công nghệ. Tuy nhiên, để xây dựng nền tảng số thương hiệu “Make in Viet Nam” cần phải đảm bảo sự ổn định của thị trường nội địa.

Ảnh hưởng của công nghệ số và dịch covid19

Một số nghiên cứu cho rằng tổ chức kinh doanh trên các nền tảng số hoặc khởi nghiệp trên các mô hình số sẽ là giải pháp cứu nguy cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân. Ngoài ra, trước tình hình dịch bệnh Covid 19 trên Thế giới vẫn đang có những diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết, sẽ làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của nền kinh tế sau đại dịch.

Thúc đẩy nền tảng số thương hiệu “Make in Viet Nam” ở thị trường nội địa.

Những con số thực tế

Trên thực tế, Việt Nam là nước rất “nhạy bén” với công nghệ. Các nền tảng số riêng của Việt Nam đã được phổ biến và dần trở thành thói quen sử dụng của người dân như: Ahamove (logistic), Momo (dịch vụ ví điện tử), Tiki (bán lẻ), Zalo (ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí)…, người dân đã hình thành thói quen sử dụng các dịch vụ này thay thế cho việc mua sắm, giao dịch trực tiếp trước đây.

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đã chứng kiến không ít những thành công và thất bại của các nền tảng số. Một số nền tảng có tốc độ phát triển nhanh và mạnh như Momo, trong năm 2018, dịch vụ ví điện tử này đã tiếp cận hơn 10 triệu người dùng và thành công gọi vốn trị giá trị hơn 100 triệu USD từ Warburg Pincus, đồng thời lọt top 100 công ty công nghệ tài chính lớn nhất toàn cầu. Hay Zalo với doanh thu tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2019 và lợi nhuận trước thuế tăng 1,5 lần lên mức 641 tỷ đồng.

Thúc đẩy nền tảng số thương hiệu “Make in Viet Nam” ở thị trường nội địa

Theo Báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain & Company năm 2019 cho thấy kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt mục tiêu 43 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kinh tế nền tảng chiếm vai trò quan trọng.

Thúc đẩy nền tảng số “Made in Viet Nam” ở thị trường nội địa

Nhiều chuyên gia cho rằng, đại dịch Covid-19 là thời điểm để các chủ thể của nền kinh tế nhận ra vai trò của kinh tế số và sự cần thiết của các nền tảng. Đây có thể là động lực để tạo nên bước ngoặt lớn cho Việt Nam hoặc sẽ là niềm nuối tiếc lớn nếu chúng ta bỏ lỡ.

Thúc đẩy nền tảng số thương hiệu “Make in Viet Nam” ở thị trường nội địa

Để các nền tảng số vươn ra ngoài khu vực, theo các chuyên gia trước hết cần đảm bảo sự sinh tồn tại thị trường thân quen nhất đó là thị trường nội địa. Đồng thời, cần cạnh tranh với những nền tảng đã có sẵn với đông người sử dụng, không còn cách nào khác ngoài gia tăng tính khác biệt và tính nội địa hóa. Bởi việc gia tăng tính nội địa hóa sẽ là yếu tố quan trọng bảo đảm tính khả thi trong vấn đề thúc đẩy xây dựng nền tảng số mang thương hiệu “Made in Viet Nam”.

Nếu Việt Nam chấp nhận xây dựng nền tảng số “Make in Vietnam” sẽ tạo động lực cho sự sáng tạo và Việt Nam có thể làm chủ công nghệ.

Tổng hợp

Share

Trả lời