Những thông tin quan trọng về kỳ thi Đánh giá năng lực, tư duy 2024 của các trường ĐH

Những thông tin quan trọng về kỳ thi Đánh giá năng lực, tư duy 2024 của các trường ĐH

Một số trường Đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh 2024. Thí sinh nắm rõ các thông tin cần thiết dưới đây để không bỏ lỡ mất cơ hội. 

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội

Lịch thi, lệ phí thi

Theo thông tin, kỳ thi Đánh giá năng lực 2024 của ĐH Quốc gia HN diễn ra sớm nhất vào ngày 23-24/3/2024 và đợt cuối dự kiến vào ngày 1-2/6. Lịch này có thể thay đổi theo số lượng thí sinh đăng ký và lịch thi tốt nghiệp THPT 2024. Tất cả đều diễn ra vào thứ 7 và Chủ nhật.

Thí sinh đăng ký dự thi từ tháng 2/2024 và được đăng ký tối đa hai lượt mỗi năm, thời gian giữa hai đợt tối thiểu 28 ngày. Lệ phí thi là 500.000 đồng một lượt. Về địa điểm, kỳ thi năm tới diễn ra tại 10 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đại học Quốc gia Hà Nội chưa công bố địa điểm thi theo từng đợt.

Về lệ phí dự thi, thí sinh cần nộp chi phí là 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi và không hoàn lại với bất kỳ lí do gì. Sau 96 giờ 00, ca thi sẽ tự động hủy nếu thí sinh không hoàn thành việc nộp lệ phí.

Khi nào có Giấy chứng nhận kết quả thi

Thí sinh cần tra cứu kết quả thi và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Giấy chứng nhận kết quả được gửi qua đường thư bảo đảm theo địa chỉ và số điện thoại khai báo tại tài khoản đăng ký thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Kỳ thi đánh giá năng lực

Cấu trúc đề thi

Năm 2024, bài thi đánh giá năng lực được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi theo chương trình giáo dục phổ thông. 

Bài thi gồm ba phần. Phần 1 (tư duy định lượng) là kiến thức toán học với 50 câu hỏi, thời gian tương ứng là 75 phút. Phần 2 (tư duy định tính) là kiến thức ngữ văn – ngôn ngữ, với 50 câu hỏi, thời gian 60 phút. Phần 3 (khoa học) gồm kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, với 60 câu hỏi, thời gian 60 phút.

Tổng bài thi có 150 câu hỏi, trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn với 1 đáp án đúng duy nhất và 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực toán học, 3 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học.

Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng có thể kèm thêm 1 – 4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) được trộn vào một cách ngẫu nhiên. Bài thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2 – 4 phút. Việc đưa các câu hỏi thử nghiệm trộn lẫn trong bài thi là cách đo lường để bổ sung câu hỏi mới vào ngân hàng đề thi hằng năm.

Đề thi HSA năm 2024 ở phần 1 và 2 có 70% kiến thức thuộc chương trình lớp 12, 20% của lớp 11 và 10% của lớp 10. Phần 3 có 70% kiến thức thuộc chương trình lớp 12 và 50% của lớp 11.

Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: cấp độ 1: 20%, cấp độ 2: 60%, cấp độ 3: 20%.

Các trường ĐH công nhận kết quả thi Đánh giá năng lực

Rất nhiều trường ĐH trên cả nước công nhận kết quả thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội 2024 để xét tuyển. Cụ thể dưới đây: 

STT Tên trường
1 Đại Học Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
2 Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Trường Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
4 Trường Quản Trị và Kinh Doanh – Đại học Quốc gia Hà Nội
5 Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
6 Đại Học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội
7 Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
8 Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
9 Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
10 Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
11 Đại học Việt Nhật – ĐH Quốc gia Hà Nội
12 Khoa các khoa học liên ngành – ĐH Quốc gia Hà Nội
13 Đại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên
14 Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Thái Nguyên
15 Đại Học Khoa Học – Đại Học Thái Nguyên
16 Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên
17 Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên
18 Đại học Ngoại Thương
19 Đại học Kinh tế Quốc dân
20 Đại Học Hà Nội
21 Học Viện Ngân hàng
22 Học Viện Ngân Hàng Phân Viện Bắc Ninh
23 Đại học Công nghiệp Hà Nội
24 Đại học Tài nguyên Môi trường
25 Đại học Thăng Long
26 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
27 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
28 Đại học Hồng Đức
29 Đại học Công nghiệp Việt Trì
30 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
31 Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
32 Đại học Vinh
33 Đại học Sư phạm Hà Nội 2
34 Đại học Điện lực
35 Học viện Chính sách và Phát triển
36 Đại Học Mở Hà Nội
37 Đại Học Nguyễn Tất Thành
38 Đại Học Duy Tân
39 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
40 Đại học Lâm Nghiệp
41 Đại Học Hoa Sen
42 Đại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị
43 Đại học Tài Chính – Quản Trị Kinh Doanh
44 Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội
45 Đại Học Công Nghệ Vạn Xuân
46 Đại Học Quốc Tế Bắc Hà
47 Đại Học Thái Bình
48 Đại Học Điều Dưỡng Nam Định
49 Học Viện Tài Chính
50 Đại Học Hải Phòng
51 Đại Học Đông Đô
52 Đại Học Hòa Bình
53 Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
54 Đại Học Công Nghệ Đông Á
55 Đại Học Quy Nhơn
56 Đại học Nam Cần Thơ
57 Đại học Kinh Tế Nghệ An
58 Đại Học Nguyễn Trãi
59 Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
60 Đại Học Kinh Bắc
61 Đại Học Quảng Bình
62 Đại Học Phan Châu Trinh
63 Học Viện Hàng Không Việt Nam
64 Đại Học Đà Lạt
65 Đại Học Dầu Khí Việt Nam
66 Đại Học Y Tế Công Cộng
67 Đại Học Nha Trang
68 Đại Học Yersin Đà Lạt
69 Đại Học Hoa Lư
70 Đại Học Hà Tĩnh
71 Đại Học Phenikaa
72 Khối 17 trường Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

1. Các mốc thời gian cần lưu ý

– Thời gian đăng ký dự thi: 

+ Đợt 1: Từ 22/01 – 04/3/2024

+ Đợt 2: Từ 16/04 – 07/5/2024

– Thời gian nhận phiếu báo dự thi: 

+ Đợt 1: 01/4/2024

+ Đợt 2: 27/05/2024

– Thời gian thi: 

+ Đợt 1: 07/4/2024

+ Đợt 2: 02/6/2024

– Công bố kết quả:

+ Đợt 1: 15/04/2024

+ Đợt 2: 10/6/2024

– Thời gian nhận phiếu báo điểm: 

+ Đợt 1: Từ ngày 19/04/2024

+ Đợt 2: Từ ngày 13/06/2024

2. Địa điểm thi 

Thí sinh dự thi đợt 1 tại 24 tỉnh/thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh; Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Bạc Liêu.

Đợt thi thứ 2 sẽ diễn ra tại 12 tỉnh/thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang

Kỳ thi đánh giá năng lực

3. Lệ phí dự thi

Lệ phí dự thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM 2024 là 300.000 đồng/người. Trong trường hợp thí sinh bỏ thi sẽ không lấy lại được lệ phí này, dù với bất kỳ lý do nào.

4. Đăng ký dự thi bằng cách nào?

Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến tại trang: https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/. Thí sinh kê khai thông tin theo đúng trình tự và tiến hành thanh toán để hoàn tất thủ tục đăng ký. 

Đọc thêm: 5 điều cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực

5. Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực 2024

Cấu trúc bài thi sẽ được giữ ổn định như các năm trước đó, gồm 3 phần: sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu; giải quyết vấn đề. Nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh, bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Với 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn, thí sinh làm bài trong thời gian 150 phút.

Nội dung Số câu Thứ tự câu
Phần 1: Ngôn ngữ
1.1 Tiếng Việt 20 1-40
1.2 Tiếng Anh 20
Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu
2.1 Toán học 10 41 – 70
2.2 Tư duy logic 10
2.3 Phân tích số liệu 10
Phần 3: Giải quyết vấn đề
3.1 Hóa học 10 71 – 120
3.2 Vật lý 10
3.3 Sinh học 10
3.4 Địa lý 10
3.5 Lịch sử 10

6. Nếu thí sinh quên mật khẩu khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân thì làm như thế nào?

Nếu thí sinh quên mật khẩu, vui lòng nhấn “Quên mật khẩu”. Sau đó, thí sinh vui lòng nhập tên đăng nhập (số CMND/CCCD) và nhập địa chỉ email tài khoản đã đăng ký. Nhấn “Xác nhận”. Hệ thống đăng ký sẽ tự động gửi email cho thí sinh (email đã đăng ký trên hệ thống).

Nếu không nhận được thư trong thư mục Hộp thư đến, thí sinh cần kiểm tra Hộp thư rác. Email thí sinh nhận được bao gồm đường link xác nhận và mật khẩu đăng nhập mới. Thí sinh vui lòng nhấn vào đường dẫn xác nhận và thực hiện theo hướng dẫn.

7. Khi đi thi, thí sinh cần mang theo những gì?

Khi đi thi, thí sinh cần mang theo Giấy báo dự thi (in từ trang thông tin điện tử http://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/), giấy tờ tuỳ thân hợp lệ theo quy định và các giấy tờ khác được thông báo trong Giấy báo dự thi (nếu có).

Giấy tờ tùy thân hợp lệ gồm một trong các loại giấy tờ sau (còn thời hạn sử dụng theo quy định của Nhà nước): Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân.

8. Có nên ôn thi ĐGNL, tham gia các khóa học hay không?

Đề thi ĐGNL của ĐHQG-HCM luôn giữ ổn định về cấu trúc, độ khó và sẽ được cải tiến để chất lượng tốt nhất. Cách để đạt kết quả tốt nhất là học sinh cần có năng lực thật và tập trung học để nâng cao năng lực đó trong suốt quá trình chứ không phải là luyện thi, học tủ
để có điểm thi cao. Thí sinh cần tự xây dựng kế hoạch học tập và phát triển năng lực của mình một cách toàn diện, dài hạn.

Thí sinh không cần tham gia các khoá luyện thi đang được quảng cáo ở khắp nơi mà nên tự ôn luyện năng lực chung của mình. Bài thi hỏi rất tổng quát về khả năng hệ thống hoá, khả năng xử lý số liệu, xử lý vấn đề… vì thế không nên “học lệch”, “học tủ”.

Đánh giá năng lực chuyên biệt trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Lịch thi Đánh giá năng lự chuyên biệt 2024

Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2024 với 3 đợt thi với 2 đợt đăng ký thi. Hình thức, nội dung bài thi được giữ ổn định tương tự như năm 2023. Thí sinh thi trên máy tính tại các điểm thi do trường tổ chức.

Đối tượng có thể tham dự kỳ thi là học sinh lớp 11, 12 và các cá nhân có nguyện vọng tìm hiểu về kỳ thi, bài thi. Kết quả thi Đánh giá năng lực chuyên biệt có thời hạn trong 2 năm nên học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể thi sớm và dùng kết quả để đăng ký xét tuyển vào ĐH Sư phạm TP.HCM sau khi tốt nghiệp THPT.

Thời gian đăng ký thi như sau: 

  • Đợt 1: Đăng ký trực tuyến từ 19/02 – 15/3/2024
  • Đợt 2 và 3: Đăng ký trực tuyến từ 01-29/4/2024

Thời gian thi và địa điểm thi: 

  • Đợt 1: 29,30,31/3/2024 tại cơ sở 280 An Dương Vương, phường 04, quận 05, TP. HCM
  • Đợt 2: 10,11/5/2024 tại Long An
  • Đợt 3: 21,22,23/5/2024 tại cơ sở 280 An Dương Vương, phường 04, quận 05, TP. HCM

Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực chuyên biệt

Thí sinh có thể đăng ký một hoặc nhiều bài thi trong số 6 môn là Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh để đăng ký vào các ngành học có áp dụng phương thức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển dựa trên đề án tuyển sinh của trường.

Các bài thi Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút; gồm 50 câu hỏi: 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn; 15 câu hỏi ở dạng trả lời ngắn, thí sinh tính toán và điền kết quả vào phần trả lời trên hệ thống.

Bài thi Ngữ văn có thời gian làm bài 90 phút. Cấu trúc bài thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn; 1 bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội. Đề bài được đặt ra theo định hướng mở với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ, thí sinh làm bài trực tiếp trên hệ thống.

Bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh với 180 phút làm bài, sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bài thi có 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Ngữ liệu trong đề thi rất đa dạng, được lấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Kiến thức sử dụng để đánh giá năng lực của thí sinh được đề cập trong các bài thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Trong đó, phần nội dung kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỷ lệ khoảng 70-80%; còn lại là nội dung kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11.

Sau 15 ngày kể từ ngày dự thi, ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ công bố điểm thi cho các thí sinh. Bài thi được chấm trên thang điểm 10, tính lẻ đến 0,1 điểm.

Thí sinh dự kiến xét tuyển vào ngành học nào thì sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành học đó. Ví dụ như thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm Toán học thì sẽ dự thi bài thi đánh giá năng lực Toán học. Điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển.

Năm 2023, kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM này được 6 trường sư phạm khác công nhận, dùng kết quả để xét tuyển, gồm: Đại học Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 2, và các trường sư phạm trực thuộc Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Vinh.

Đánh giá năng lực trường ĐH Sư phạm HN

1. Lịch thi

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ tổ chức một đợt thi đánh giá năng lực năm 2024, dự kiến vào ngày 11/5.

Kỳ thi dự kiến gói gọn trong một ngày 11/5/2024 với lịch thi như sau:

Ca thi Bài thi
7h-8h30 Toán (90 phút)
9h-10h30 Ngữ văn (90 phút) Tiếng Anh (60 phút)
13h-14h Vật lý (60 phút) Lịch sử (60 phút)
14h30-15h30 Hoá học (60 phút) Địa lý (60 phút)
16h-17h Sinh học (60 phút) Tiếng Anh (60 phút)

2. Cấu trúc bài thi

Kỳ thi đánh giá năng lực năm nay của Đại học Sư phạm Hà Nội có 8 môn thi tương tự năm ngoái, gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Trong đó, Ngữ văn có 30% câu hỏi dạng trắc nghiệm và 70% tự luận, Tiếng Anh có tỷ lệ câu hỏi trắc nghiệm tự luận là 80 – 20, các môn còn lại là 70-30%. Kiến thức đề thi nằm trong chương trình. Tuy nhiên, mức độ nhận biết về cơ bản sẽ được nâng cao.

Thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy với thời gian mỗi môn từ 60-90 phút, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.

3. Các trường công nhận kết quả thi Đánh giá năng lực

8 trường Đại học công nhận kết quả thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội bao gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế; Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Trường Đại học Quy Nhơn.

kỳ thi đánh giá năng lực 3

Đánh giá tư duy ĐH Bách khoa HN

Các mốc thời gian cần chú ý

Đăng ký dự thi chính thức

  • Đợt 2: 20-21/1/2024
  • Đợt 3: 9-10/3/2024
  • Đợt 4: 27-28/4/2024
  • Đợt 5: 8-9/6/2024
  • Đợt 6: 15-16/6/2024 

Lệ phí thi: 450.000 đồng

Các đợt thi: 

Đợt thi Ngày thi Thời gian đăng ký
Đợt 3 9-10/3/2024 Từ 6/2/2024 đến 15/2/2024
Đợt 4 27-28/4/2024 Từ 25/3/2024 đến 5/4/2024
Đợt 5 8-9/6/2024 Từ 2/5/2024 đến 20/5/2024
Đợt 6 15-16/6/2024 Từ 2/5/2024 đến 20/5/2024

Địa điểm tổ chức thi

– Tại Hà NộiĐHBK Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Thủy Lợi, Học viện Ngân hàng, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp và một số cơ sở giáo dục đại học khác.

– Tại Nghệ AnTrường ĐH Vinh.

– Tại Thanh HóaTrường ĐH Hồng Đức.

– Tại Hải PhòngTrường ĐH Hàng hải Việt Nam.

– Tại Nam ĐịnhTrường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định,

– Tại Hưng YênTrường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

– Tại Thái NguyênTrung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐH Thái Nguyên.

– Tại Đà NẵngTrường ĐHBK – ĐH Đà Nẵng.

Kỳ thi đánh giá năng lực

Cấu trúc bài thi

Bài thi gồm ba phần thi: tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.

Bài thi đánh giá tuy được thiết kế với 3 mức độ đánh giá tư duy

– Mức độ 1: Tư duy tái hiện
Thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết.
Các hành động tư duy cần đánh giá: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối …

– Mức độ 2: Tư duy suy luận
Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện.
Các hành động tư duy cần đánh giá: phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt …

– Mức độ 3: Tư duy bậc cao
Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng.
Các hành động tư duy cần đánh giá: phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết…

Lĩnh vực đánh giá

Với định hướng đánh giá tư duy của học sinh, đem lại sự thành công cho người học ở bậc đại học, trong bài thi đánh giá tư duy ba năng lực tư duy đã được xác định gồm:
(1)     Tư duy Toán học
(2)     Tư duy Đọc hiểu
(3)     Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.

Kiểu câu hỏi đánh giá tư duy

Đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Những kiểu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng bao gồm (câu hỏi chỉ được tính điểm nếu thí sinh lựa chọn đầy đủ phương án):
– Nhiều lựa chọn (chọn nhiều phương án đúng).
– Lựa chọn: Đúng/Sai
– Trả lời ngắn (điền câu trả lời).
– Kéo thả (chọn sẵn trong menu)

Tổng hợp

Share